Các loại hình kinh doanh ít vốn cho doanh nghiệp mới thành lập
Nếu bạn đang có dự định Thành lập doanh nghiệp để thực hiện những ý tưởng kinh doanh của riêng mình, nhưng gặp phải hàng tá trở ngại có thể khiến bạn không thực sự làm được điều đó. Một lý do hầu hết mọi người nhận ra rằng để bắt đầu kinh doanh bạn cần phải có một khoản tiền đủ để duy trì hoạt động lâu dài, cũng như giữ cho doanh nghiệp ít bị lung lay trước những rủi ro có thể phát sinh.
Hiện nay, các doanh nghiệp mới thành lập có thể nhận được nguồn hỗ trợ tài chính thông qua các khoản cho vay, trợ cấp và các tùy chọn gây quỹ khác , như huy động vốn từ cộng đồng , có sẵn để mang lại cho bạn những gì bạn cần; vì vậy tiền không phải là một cái cớ tốt để không bắt đầu kinh doanh. Ngoài ra, có một số loại hình kinh doanh nhất định bạn có thể thử với nguồn vốn đầu tư rất ít hoặc hầu như không.
Cần những gì để bắt đầu kinh doanh
Bước đầu tiên của bạn là cần thăm do thị trường và phân tích những ngành, nghề kinh doanh nào đang có triển vọng, mặt hàng nào cần nhiều khoản đầu tư, mặt hàng nào đang hot trên thị trường ,...để chính thức “bắt đầu” một công việc kinh doanh
Lập kế hoạch : để có cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh của mình bạn sẽ cần phải đưa ra kế hoạch kinh doanh và mô hình tài chính một cách rõ ràng và phân chia theo từng giai đoạn cụ thể.
Giấy phép kinh doanh : để đảm bảo doanh nghiệp bạn kinh doanh mặt hàng hợp pháp, bạn cần phải đăng ký cấp giấy phép kinh doanh từ cơ quan có thẩm quyền thuộc địa bàn đặt trụ sở chính. Điều này sẽ giúp cho Nhà nước dễ nắm bắt được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý những khoản thuế doanh nghiệp cần phải đóng định kỳ.
Một tên miền : bạn sẽ cần đầu tư vào thương hiệu doanh nghiệp trực tuyến của mình ngay từ đầu. Với thời đại công nghệ tiên tiến, mọi hoạt động của con người đang được chuyển đổi dần sang nền tảng số. Do vậy, một tên miền hấp dẫn là tất cả những gì bạn cần để xác định thương hiệu của mình đến với thị trường người tiêu dùng một cách nhanh chóng và ít tốn công sức, thời gian, ngân sách.
Một trang web : tiếp nối việc thành lập tên miền là doanh nghiệp bạn cần tạo một trang web riêng cho mình, nơi này không chỉ thể hiện các thông tin về doanh nghiệp, trưng bày mặt hàng sản phẩm của công ty, mà còn là nơi để kết nối, giao dịch với khách hàng hoặc đối tác giúp họ tiếp cận đến doanh nghiệp dễ dàng.
Tiếp thị : mặc dù tiếp thị nổi tiếng là rất tốn kém, nhưng thực tế có rất nhiều chiến thuật thực sự hiệu quả có thể được thực hiện chỉ với sự đầu tư thời gian của bạn. Tiếp thị truyền thông xã hội, SEO và tiếp thị nội dung thuộc danh mục này và thành thật mà nói, đó thực sự là tất cả những gì bạn cần. Nếu bạn là một tân binh chưa có nhiều kinh nghiệm thì hiện tại trên thị trường có rất nhiều khóa học mất phí hoặc miễn phí chia sẻ về những chủ đề này thông qua các nền tảng xã hội như Youtube, Facebook, Instagram,...
Thiết bị, máy móc : doanh nghiệp cần bố trí các thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh. Cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng và lập danh sách cho những thiết bị máy móc thật sự cần thiết để hạn chế lãng phí nguồn ngân sách công ty.
Các loại hình kinh doanh để bắt đầu
Vì vậy, loại hình kinh doanh nào mà bạn có thể bắt đầu mà không phải lo lắng về gánh nặng tài chính?
Nhà cung cấp nội dung
Hiện nay, để chạy những chiến dịch quảng bá sản phẩm cần sự sáng tạo nội dung, các khách hàng đều chọn lựa những công ty agency chuyên cung cấp các dịch vụ trong mảng này để hỗ trợ họ làm dự án. Do vậy, việc kinh doanh thông qua khả năng sáng tạo nội dung, hình ảnh, video sẽ không tốn quá nhiều vốn đầu tư nhưng còn kiếm lại cho công ty những hợp đồng béo bở từ đối tác.
Dịch vụ tại nhà
Các dịch vụ không khiến bạn phải trả trước bất kỳ khoản tiền nào vì chúng là hàng hóa vô hình. Trên thị trường hiện nay rất phổ biến với nhiều loại dịch vụ như dọn dẹp nhà cửa, dịch vụ trông trẻ, dịch vụ chăm sóc người lớn tuổi,...
Sửa chữa hoặc dịch vụ dựa trên kỹ năng
Nếu bạn có một kỹ năng cụ thể, bạn có thể sử dụng lao động có kỹ năng làm động lực doanh thu chính cho doanh nghiệp của mình. Ví dụ, nếu bạn là người khéo tay, bạn có thể phục vụ những chủ nhà không biết nhiều về sửa chữa nhà.
Cũng giống như các dịch vụ tại nhà, các loại hợp đồng này không yêu cầu bạn phải có cơ sở vật chất và không yêu cầu bạn đầu tư trước bất kỳ thứ gì, ngoại trừ các công cụ hoặc thiết bị bạn sẽ cần cho công việc, mà sẽ khác nhau về chi phí.
Kinh doanh bán lại
Ý tưởng đằng sau việc bán lại rất đơn giản, bạn mua sản phẩm và bán chúng cho người khác, thông qua sử dụng dropshipping hoặc bán buôn để mua những hàng hóa này. Với dropshipping, bạn sẽ giao hàng trực tiếp từ nhà sản xuất (và thu được lợi nhuận thấp hơn), nhưng bạn sẽ hầu như không cần tiền mặt khi khởi nghiệp. Với bán buôn, bạn sẽ cần nhiều tiền hơn và không gian trước, nhưng bạn lại có nhiều quyền kiểm soát hơn và nhiều tiền hơn.
Dịch vụ tư vấn
Tư vấn là một dịch vụ chỉ tốn thời gian để sản xuất nhưng có thể mang lại giá trị cao như một cơ hội nghề nghiệp. Có rất nhiều loại hình tư vấn chẳng hạn như tư vấn du học, tư vấn tìm cơ hội việc làm, tư vấn cho các chiến lược hoạt động thúc đẩy kinh doanh cho công ty,...Thành lập một công ty tư vấn chỉ tốn bạn trong khoản về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ việc tư vấn, doanh thu kiếm được sẽ dựa trên năng lực, kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực mà doanh nghiệp tư vấn.
Sau khi bạn bắt đầu kinh doanh và bắt đầu có doanh thu, việc thiếu vốn khởi nghiệp của bạn sẽ trở nên ít vấn đề hơn. Bạn có thể thu lợi nhuận từ việc mạo hiểm của mình và tái đầu tư chúng hoặc sử dụng chúng để bắt đầu một công việc kinh doanh lớn hơn.
Hy vọng bài viết này giúp bạn nhận ra rằng bạn không cần nhiều tiền trước để bắt đầu kinh doanh. Trên thực tế, bạn có thể bắt đầu một cái mà hầu như không có gì. Bạn chỉ cần biết những loại hình doanh nghiệp nào hoạt động tốt nhất và có triển vọng phát triển trong tương lai.
Cách thành doanh nghiệp nhỏ
Dưới đây là một số giấy tờ cần thiết trước khi bắt tay vào thành lập một doanh nghiệp nhỏ để hoạt động kinh doanh cho riêng mình.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm :
- Giấy đề nghị cấp chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp từ cơ quan quản lý;
- Vốn điều lệ dự thảo (tùy thuộc vào ngân sách và ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định thì vốn điều lệ của công ty không được thấp hơn vốn pháp định);
- Bản sao công chứng các giấy tờ tùy thân của một trong số loại giấy sau : cmnd, cccd, hộ chiếu;
- Danh sách các cổ đông, thành viên góp vốn doanh nghiệp (thuộc loại hình công ty tnhh, công ty cổ phần, công ty hợp danh);
- Chứng chỉ hành nghề nếu công ty kinh doanh các ngành, nghề thuộc nhóm yêu cầu cung cấp chứng chỉ;
- Giấy ủy viên cho người đại diện chủ doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập công ty.
Hồ sơ hoàn thánh sẽ được nộp trực tiếp tại Phòng kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và làm việc trong vòng 06-08 ngày, nếu hồ sơ hợp lệ sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp cho công ty. Doanh nghiệp sau khi nhận được giấy chứng nhận sẽ đăng tải các thông tin lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, để đơn vị quản lý dễ dàng nắm thông tin.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của tư vấn Quang Minh nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệp trong lĩnh vực này. Công ty tư vấn Quang Minh chuyên cung cấp các dịch vụ thành lập công ty tại long an và các địa bàn khác, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán uy tín,..., liên hệ đến hotline 0932 068 886 để nhận được sự hỗ trợ tư vấn miễn phí từ đội ngũ nhân viên của công ty.
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...