Các kế hoạch thành lập công ty
Kế hoạch thành lập doanh nghiệp/ công ty khi bạn đã có những ý tưởng táo bạo hiện ra trong đầu, vậy nhưng bạn không biết bắt đầu từ đâu.Bạn có thể thuê các dịch vụ thành lập công ty trọn gói và chỉ việc ngồi vào bàn làm việc và chúng tôi sẽ đưa ra các kế hoạch thành lập công ty cho bạn mà không cần phải lo lắng cho những thủ tục rườm rà và mất nhiều thời gian. Dịch vụ công ty Quang Minh chúng tôi đã nhận được nhiều lời đề nghị để tư vấn thành lập công ty. Nhưng bạn vẫn phải xem xét, chuẩn bị chu đáo trước khi có ý định về việc thành lập công ty mới
1. Ý tưởng tốt
Một ý tưởng tốt chỉ được gọi là tốt khi được nhiều người công nhận và ủng hộ. Chẳng hạn như bạn có một ý tưởng mở một dịch vụ cho thuê xe hơi theo bạn cho rằng đó là một ý tưởng tuyệt vời bằng những dẫn chứng như ngày nay lượng người muốn thuê xe hơi nhiều hơn số người có ý định tự mình sỡ hữu chiếc xe hơi. Nhưng những người được bạn hỏi ý kiến đều nói với bạn rằng ý tưởng ấy rất tồi, cho dù họ có đưa ra những lý lẽ không mấy thuyết phục nhưng bạn cũng không thể không xem xét lại ý định của mình. Số phận, tương lai của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào ý tưởng ban đầu của nó
Chỉ cần bạn đảm bảo được có một số lượng đáng kể khách hàng tương lai sẵn sàng bỏ tiền mua sản phẩm/ dịch vụ mà bạn nghĩ ra là bạn đã có đủ cơ sở để triển khai nó rồi.
2. Một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo
Đây là một bản đồ phác thảo ra những con đường, hướng đi hợp lí để dẫn dắt bạn đến thành công. Một kế hoạch kinh doanh tốt thì không thể không xem xét tường tận từ những khía cạnh đơn giản cho đến phức tạp như dự toán ngân sách, nguồn tiền đầu tư, vốn hoạt động, lợi nhuận trên kinh doanh số, kiểm kê, chi phí quảng cáo, tiền thuê mặt bằng,... chỉ là một vài chi tiết trong kế hoạch kinh doanh của bạn
Vậy làm thế nào để có một kế hoạch kinh doanh tốt? Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sách báo sẽ cung cấp cho mọi người đầy đủ về vấn đề này, hoặc bạn có thể liên hệ với những tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp hay phòng thương mại địa phương, nơi mà doanh nghiệp đó sẽ tọa lạc
3. Cách tồn tại một thị trường thật sự cho sản phẩm/ dịch vụ
Các công ty lớn không bao giờ liều lĩnh tung ra những sản phẩm trong khi vẫn còn mơ hồ việc liệu khách hàng của họ có cần đến nó hay không. Đầu tiên họ sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường thông qua các cuộc khảo sát cho những người có nhu cầu về sản phẩm/ dịch vụ đó, rồi phân tích thái độ cũng như mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm
4. Ngân sách
Nguồn ngân sách dành doanh nghiệp tương lai có thể là tiền của bạn, hoặc những người đã góp vốn vào cho doanh nghiệp. Sẽ thuận lợi hơn rất nhiều nếu như bạn có thể tự dùng tiền của mình, bởi vì bạn sẽ không phải đau đầu suy nghĩ cách xoay xở để hoàn trả. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta không thể nào có đủ tiền để tự thành lập một doanh nghiệp lớn, vậy thì tìm sự hỗ trợ ở đâu? Trước hết, bạn hãy thử liên lạc với một tổ chức nào đó, ví dụ các văn phòng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ ở địa phương. Họ luôn có rất nhiều kế hoạch kinh doanh từ các công ty khác ở khắp nơi gửi đến để vay tiền như bạn. Họ sẵn lòng cho bạn biết tất cả những khoản tài trợ nào đang nhàn và sẽ hướng dẫn bạn những cách hoàn thiện hồ sơ để đáp ứng với những điều kiện vay vốn đó
5. Địa điểm kinh doanh
Sự ra đời của các ngành thương mại điện tử, dịch vụ bán hàng qua điện thoại cũng như những tiện ích khác sẽ giúp cho quá trình giao dịch diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn. Do đó, các địa điểm kinh doanh ngày nay không còn là yếu tố quyết định đến sự thành bài của các doanh nghiệp ngay cả các doanh nghiệp nhỏ. Ngày nay
Tuy nhiên, thương mại điện tử cũng chỉ có thể áp dụng cho một vài bộ phận kinh doanh và một vài hình thức kinh doanh ngành nghề nhất định. Ví dụ, đối với những công ty hoạt động trong các lĩnh vực dịch thuật hay xuất bản thì vấn đề địa điểm không mấy quan trọng, những công ty như vậy có thể đặt trụ sở bất cứ nơi nào. Nhưng những hình thức kinh doanh như siêu thị lại khác, vì vậy bạn hãy xét đến nhu cầu của doanh nghiệp khi chọn nơi đặt trụ sở công ty
6. Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng
Thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khách hàng, nhất là những khách hàng trung thành, thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường, bạn có thể lên danh sách những khách hàng tiềm năng đầu tiên khi bạn chuẩn bị thành lập công ty
7. Chuẩn bị chu đáo cho việc khai trương
Trước khi doanh nghiệp của bạn bắt đầu, bạn phải cần một bản danh sách những việc cần kiểm tra để đảm bảo rằng mọi thứ đã sẵn sàng cho những việc phải làm trong ngày đầu khai trương là gì, ai sẽ là người thực hiện nhiệm vụ đó, các điều kiện đã đủ để làm việc chưa,....? Hãy liệt kê tất cả những thứ cho một ngày làm việc bình thường với từng công việc cụ thể
8. Những điều không đáng mong đợi
Chúng ta luôn hi vọng những điều tốt đẹp nhất nhưng vẫn cần phải phòng ngừa những việc tệ hại có thể xảy ra. Hãy dự bị tất cả khi những điều bất trắc xảy ra, chúng ta đều có phương cách đối phó chủ động nhất, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do nó gây ra
9. Tri thức là sức mạnh
Bạn hãy tìm hiểu tối đa về ngành nghề mà bạn sẽ kinh doanh. Làm thế nào để đánh giá những kiến thức mà bạn đã đủ hay chưa? Đó là khi bạn có thể nhìn thấy được càng nhiều những thách thức mà công ty phải đối mặt và vượt qua hay những cơ hội mà bạn chưa bao giờ biết đến
Công Ty Quang Minh - chúng tôi là một dịch vụ thành lập công ty, sẽ tư vấn giúp đỡ các bạn trong những bước đầu thành lập doanh nghiệp, tiết kiệm được thời gian và chi phí. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...