THÀNH LẬP CÔNG TY CHỈ VỚI 999K
Thành lập công ty online
0932.068.886 - 096.3839.005 Gọi chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thành lập công ty online
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp

Sau khi Thành lập doanh nghiệp và bắt đầu hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý đến vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Vì hiện nay, có rất nhiều hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tác giả , gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích và kinh tế của doanh nghiệp. Hôm nay, Công ty tư vấn Quang Minh xin chia sẽ những cách thức giúp doanh bảo vệ quyền sử hữu trí tuệ của mình.

1. Quyền sở hữu trí tuệ là gì? 

Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp
  • Quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu của tổ chức và cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng (Theo khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009).
  • Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là việc nhà nước phối hợp với chủ thể quyền sở hữu trí tuệ dùng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, ngăn chặn bất kỳ sự xâm phạm nào để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng này.
  • Bên cạnh đó, nhà nước và chủ thể sử dụng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự để bảo vệ Quyền sở hữu trí tuệ. 

2. Tại sao phải bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. 

Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp
Có rất nhiều lý do chính đáng để tất cả mọi tổ chức và cá nhân chủ động bảo vệ quyền sở hữu của chính mình, sau đây là những lý do tiên quyết liên quan đến doanh nghiệp:
-Doanh nghiệp bảo vệ sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích sự sáng tạo:
  • Các nhân, tổ chức được bảo vệ quyền sở hữu từ pháp luật sẽ thúc đẩy những nỗ lực, sáng tạo, đóng góp cho các công trình nghiên cứu giúp ích vào sự phát triển của doanh nghiệp hoặc hơn cả là đất nước.
 - Doanh nghiệp bảo vệ sở hữu trí tuệ sẽ tạo động lực thúc đẩy kinh doanh:
Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp
  • Nhờ vào việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được những tổn thất không đáng có. Bên cạnh đó, điều này giúp các doanh nghiệp tránh được những thiệt hại do sự ăn cắp bản quyền, chất xám của các đối thủ trong lĩnh vực kinh doanh.
– Doanh nghiệp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng chính là bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng:
  • Hiện nay, việc ăn cắp chất xám từ sản phẩm trí tuệ diễn ra la tràn, gây ra hậu quả xuất hiện nhiều sản phẩm giả, kém chất lượng. Điều này không chỉ gây hại đến uy tín thương hiệu của doanh nghiệp còn làm ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. 
– Doanh nghiệp bảo vệ sở hữu trí tuệ giúp môi trường cạnh tranh lành mạnh
  • Bảo vệ được quyền sở hữu, sản phẩm của doanh nghiệp được đánh giá cao trên thị trường đồng thời tạo động lực giúp các doanh nghiệp khác phát triển, tăng trường kinh tế nước nhà. 
– Bảo vệ sở hữu trí tuệ tạo uy tín cho doanh nghiệp:
  • Mỗi một sản phẩm thuộc bất kỳ các nhân, tổ chức nào đều mang thương hiệu và tính cá nhân mà mỗi sản phẩm đó có. Chứng minh sự đầu từ về thời gian và tiền bạc để tạo ra sản phẩm uy tín đưa đến tay người tiêu dùng. Việc bảo vệ được quyền sở hữu sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp Bảo vệ sở hữu trí tuệ mang lại lợi ích quốc gia:
  • Trong thời kỳ đất nước hội nhập kinh tế, để đất nước có thể mở rộng môi trường kinh doanh và hợp tác với bạn bè trên trường quốc tế, trước tiên, tổ chức kinh doanh cần bảo vệ quyền  sở hữu trí tuệ. Vừa tạo sợ tôn trọng với các đối tác vừa tạo nên uy tín của sản phẩm.

3. Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu tác giả:

Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp tiến hành Bảo vệ quyền sở hữu tác giả theo hai phương thức sau: Tự chủ động bảo vệ và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ. 

a. Chủ thể tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ:

- Áp dụng biện pháp công nghệ kết hợp các phương tiện kỹ thuật: 
  • Đưa các thông tin cụ thể về sản phẩm như văn bang bảo hộ, thông tin chủ sở hữu, các bản gốc có chứng thực,… để chứng minh và thông báo quyền sở hữu đối với những sản phẩm của doanh nghiệp.  
  • Sử dụng những kỹ thuật in ấn, đánh dấu nhằm tạo sự diện diện thương hiệu và phân biệt với các sản phẩm cùng ngành.
  • Trong trường hợp xảy ra xâm phạm quyền sở hữu, doanh nghiệp lập tức làm việc với đối tượng xâm phạm:
  • Gửi văn bản thông báo về hành vi trên, yêu cầu chấm dứt tình trạng và buộc đối phương xin lỗi kèm them bồi thường tương ứng. Trong trường hợp không thể giải quyết bằng cách thương thuyết, chủ doanh nghiệp khởi kiện đối tượng để bảo vệ lợi ích của mình.
  • Yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền sử lý hành vi xâm phạm theo quy định pháp luật.

Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp

b. Biện pháp bảo vệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, bao gồm: 

 - Biện pháp hành chính:

Cơ quan nhà nước sẽ xử lý các hành vi vi phạm hành chính  đến quyền sở hữu trí tuệ . Tùy vào hành vi và mức độ thiệt hại của doanh nghiệp mà cơ quan nhà nước quyết định xử phạt theo các hình thức khác nhau: phạt cảnh cáo, phạt tiền,… Dưới đây là những hành vi phổ biến xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được trích tại Điều 211 thuộc Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sử đổi bổ sung năm 2009: 
  • Hành vi xâm phạm của đối tượng  gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội; 
  • Đối tượng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi xâm phạm mặc dù đã được chủ sở hữu gửi thoogn báo yeu cầu chấm dứt hành vi trên; 
  • Đối tượng sản xuất, nhập khẩu, … sản phẩm giả mạo xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệm; 
  • Vi phạm quy định về chỉ dẫn bải hộ quyền sở hữu công nghiệp ;

Xem thêm : Đăng ký bản quyền thương hiệu cho doanh nghiệp 2022

- Biện pháp hình sự:

Đây là trường hợp đối tượng xâm phạm quyền sở hữu có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo bộ luật hình sự. Việc xử lý đối tượng xâm phạm sẽ thuộc quyền hạn của tòa án. Theo luật hình sự 2015, các tội danh có thể được kể đến bao gồm : 
  • Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (quy định tại Điều 226);
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (quy định tại Điều 192);
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (quy định tại Điều 192);
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi ( quy định tại Điều 195);
  • Tội lừa dối khách hàng (quy định tại Điều 198);

Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp

- Biện pháp dân sự:

 Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Nó được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự.  Ngoài ra, có thể áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Khi doanh nghiệp sử dụng biện pháp dân sự, hành vi xâm phạm sẽ được sử lý theo luật tố tụng dân sự dựa trên yêu cầu cẩu tổ chức, các nhân bị xâm phạm. Không bị ảnh hưởng bởi việc đối tượng đang bị xử lý bằng các biện pháp hành chính hay hình sự. 
Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp
 
Qua bài viết trên, chủ công ty nhận biết rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các biện pháp bảo vệ quyền lợi này của mình. Ngoài cung cấp các thông tin liên quan đến kinh doanh, công ty tư vấn Quang Minh còn cung cấp các dịch vụ tư vấn thành lập công ty, dịch vụ kế toán uy tín và báo cáo thuế. Nếu các chủ doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp. 
  • Currently 4.80/5
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
4.85 sao của 2689 đánh giá
Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp
Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp
Tin tức tư vấn Tư vấn miễn phí 0932.068.886 19/2B Thạnh Lộc 08, KP 3A,Thạnh Lộc, Quận 12, HCM
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...
0932.068.886