THÀNH LẬP CÔNG TY CHỈ VỚI 999K
Thành lập công ty online
0932.068.886 - 096.3839.005 Gọi chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thành lập công ty online
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bật mí những chiến lượng đàm phán kinh doanh hiệu quả

Chắc hẳn đối với nhiều nhà đầu tư, nhà kinh doanh không ít lần phải thực hiện những cuộc đàm phán lơn, nhỏ trong sự nghiệp kinh doanh của mình. Bản chất của việc đàm phán chính là cùng thảo luận về những điều khoản trong hợp đồng, dự án để đi đến mục đích cuối cùng là đồng ý hợp tác cùng có lợi cho hai bên. Tuy nhiên công việc này lại mang đến nhiều phiền toái cho các nhà lãnh đạo bởi không phải lúc nào việc đàm phán cũng diễn ra suôn sẻ. Hôm nay, công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp Quang Minh sẽ chia sẻ những chiến lược đàm phám hiệu quả trong kinh doanh giúp cho doanh nghiệp thành công trong công việc này.

1. Hãy chia cuộc đàm phán thành nhiều phần nhỏ tách biệt:

Nhiều nhà đầu tư, nhà kinh doanh do trải qua một cuộc đàm phán với những điều kiện dày cộm trong hợp đồng mà dẫn tới kết quả không như mong muốn hoặc thậm chí thất bại hoàn toàn. Tại sao lại như vậy? Bởi 1 dự án đều cần sự nhất trí từ hai bên để đảm bảo lợi ích của mình, hai bên luôn đề ra rất nhiều điều kiện, quy định trong mỗi phần khác nhau dẫn đến việc bàn bạc kéo dài, rối lắm,…

Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả đàm phán, hãy chia cuộc đàm phán ra thành nhiều phần và thỏa thuận lần lượt theo từng phần. Điều này làm giảm áp lực cho cả hai khi giải quyết những vấn đề trong 1 phần riêng lẻ thay vì đối mặt với một cuộc chiến lớn với một danh sách dày đạt các điều lệ và băn khoăn không tiếp giải quyết sao cho ổn thỏa.

2. Giữ một thái độ điềm tĩnh và công bằng

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp hơi quá đà khi đặt ra các điều kiện vượt mức tiêu chuẩn của thị trường, làm mất niềm tin và gia tăng sự cảnh giác của đối tác , cuối cùng gây ra mất thời gian rà soát kiểm chứng và cuối cùng đàm phán không thành công.

Cách tiếp cận với thái độ công tâm bày tỏ quan điểm công bằng trong quan điểm kinh doanh của doanh nghiệp rằng, đay là những quy định, điều kiện hợp lý với giá cả, nhu cầu của thị trường và không ảnh hưởng đến lợi ích của hai bên. Khi đã có được sự tin tưởng của đôi bên, đối tác sẽ dành nhiều thời gian xem xét các điều khoản, điều chỉnh chúng hợp lý hơn thay vì phải kiếm chứng hợp đồng 1 lần nữa.

Hãy gạt bỏ đi suy nghĩ đàm phán chính là thu được lợi ích về mình, bởi theo một quy luật đơn giản cho-nhận trong kinh doanh. Chỉ khi bạn cho đối phương điều họ cần thì mình mới thu được thứ mà mình muốn.

Xem thêm: Thành lập công ty online 

3. Nắm bắt và kiểm soát được cuộc đàm phán:

Nắm bắt tình hình cụ thể là địa điểm, chủ đề và tốc độ đàm phán bạn sẽ nắm được chủ động trong việc đưa ra các quyết định nhanh chóng, tóm tắt lại các vấn đề tình trặng, chủ động đề nghị bên đối tác đưa ra các quan điểm, suy nghĩ,… từ đó tiến trình thực hiện đàm phán sẽ diễn ra nhanh hơn và đôi khi có lợi với bản thân hơn.

4. Chấp nhận những hạn chế nhỏ và ưu tiên những mục tiêu lớn hơn:

Thông thường các bên đàm phán sẽ chủ yếu hướng đến việc loại bỏ các rủi ro và tập trung vào doanh thu. Tuy nhiên mục tiêu cuối cùng trong hợp đồng lại quan trọng hơn rất nhiều. Chính vì vậy, trong đàm phán bạn nên biết ưu tiên hàng đầu mục tiêu cuối cùng của mình, đây có thể là 1 cơ hội giúp doanh nghiệp chuyển mình, thực hiện những cuộc giao dịch khác lớn hơn trong tương lai.

5. Sử dụng linh hoạt chiến lược nhượng bộ:

Luôn đảm bảo lợi ích cho cả hai trong quá trình đàm phán. Không nên tiết lộ mục tiêu cuối cùng của mình, thay vào đó tập thỏa thuận những mục tiêu chung của cả hai bên. Nếu đối tác đưa ra những điều kiện quá khắc khe cho doanh nghiệp mình, thì nên yêu cầu trao đổi cho và nhận, hoặc đôi lúc phải biết nhượng bộ những điều khoản nhỏ lẽ , không đóng vai trò chủ chốt trong kế hoạch của mình để đổi lấy những điều kiện tốt hơn cho bản thân.

6. Nghiên cứu kỹ thị trường và đối tác trước khi đàm phán.

Có câu biết địch biết ta, trăm trận trắm thắng. Đầu tiên doanh nghiệp cần rà soát tình hình thì trường hiện tại, tìm ra tiêu chuẩn, giá cả ở mặt bằng chung và những thay đổi của thì trường để điều chỉnh kế hoạch. Tiếp theo là tìm hieur đối thủ: vị thế, vai trò, sự phát triển, tầm vóc của đối thủ hay những khó khăn họ đang gặp phải để dự đoán những yêu cầu của đối phương mà đề ra những chiến lược đàm phán có lợi.

Bài viết trên đã trình bày về 6 chiến lược đàm phán kinh doanh hiệu quả, qua bài viết này doanh nghiệp sẽ có cái nhìn chung về việc đàm phán giữa các doanh nghiệp và các chiến lược cơ bản để đàm phán thành công. Bên cạnh đó, công ty Quang Minh chúng tôi còn cung cấp dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán uy tín,… nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi.

 

  • Currently 4.63/5
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
4.65 sao của 2190 đánh giá
Bật mí những chiến lượng đàm phán kinh doanh hiệu quả
Bật mí những chiến lượng đàm phán kinh doanh hiệu quả
Tin tức tư vấn Tư vấn miễn phí 0932.068.886 19/2B Thạnh Lộc 08, KP 3A,Thạnh Lộc, Quận 12, HCM
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...
0932.068.886