Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán bao gồm môi giới chứng khoán, kinh doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, dịch vụ tư vấn tài chính và dịch vụ tư vấn khác phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Để hoạt động hành trong ngành chứng khoán, bạn bắt buộc phải có các giấy tờ, hồ sơ liên quan. Vậy, bạn cần có những giấy chứng nhận nào để có đủ điều kiện thành lập công ty nhanh. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
1.Điều kiện cấp giấy kinh doanh chứng khoán:
Mục đích:
Nhằm quản lý các hoạt động liên quan đến kinh doanh chứng khoán
Nơi nộp hồ sơ:
Ủy ban chứng khoán nhà nước
Lệ phí và thời gian:
Lệ phí: Được quy định theo loại hình kinh doanh chứng khoán được quy định tại Thông tư số 110/2002/TT-BTC ngày 12/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm
Thời hạn: Không quy định
Các hồ sơ cần có:
1. Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và phát triển ngành chứng khoán.
2. Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật cho kinh doanh chứng khoán.
3. Có mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh như sau:
i. Tự doanh chứng khoán: 12 tỷ đồng Việt Nam;
ii. Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán: 3 tỷ đồng Việt Nam;
iii. Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 22 tỷ đồng Việt Nam;
iv. Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán: 3 tỷ đồng Việt Nam.
Trong trường hợp công ty xin cấp Giấy phép cho nhiều loại hình kinh doanh thì vốn pháp định là tổng số vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh mà công ty được cấp phép.
4.
Giám đốc, Phó giám đốc (Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc), các nhân viên kinh doanh của công ty chứng khoán phải đáp ứng đủ điều kiện để được
đăng kí giấy phép kinh doanh chứng khoán do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp.
5. Giấy phép bảo lãnh phát hành chỉ được cấp cho công ty có Giấy phép tự do
Hồ sơ xin cấp phép bao gồm 01 bộ bản chính và 02 bộ bản sao.
► Đối với công ty chứng khoán 100% vốn trong nước, gồm:
1. Đơn xin cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán;
2. Phương án kinh doanh dự kiến trong 03 năm đầu;
3. Điều lệ công ty;
4. Bản thuyết trình cơ sở vật chất, kỹ thuật và phương tiện phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán;
5. Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, của thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên hoặc quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
► Đối với công ty liên doanh chứng khoán, bao gồm: các tài liệu quy định tại điểm 1, 2, 3, 4, 7, 8, 10 tại khoản 1 và các tài liệu sau:
1. Bản sao hợp lệ giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản pháp lý tương đương của các bên tham gia liên doanh;
2. Bản sao điều lệ của các bên tham gia liên doanh;
3. Hợp đồng liên doanh;
4. Danh sách, hồ sơ lý lịch và giấy phép lao động của những người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
► Trong bộ hồ sơ xin phép kinh doanh chứng khoán của công ty liên doanh chứng khoán, các giấy tờ là bản sao phải có xác nhận hợp pháp của cơ quan có thẩm quyền nơi bên nước ngoài tham gia liên doanh đóng trụ sở chính và được cơ quan công chứng Việt Nam xác nhận bản dịch ra tiếng Việt.
Trình tự thủ tục:
1. Doanh nghiệp được thành lập để hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán nộp hồ sơ xin cấp phép tại Ủy ban chứng khoán Nhà nước
2. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép của các chủ đầu tư, Ủy ban chứng khoán Nhà nước quyết định cấp giấy phép hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, Ủy ban chứng khoán Nhà nước có văn bản giải thích lý do.
3. Sau khi nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc việc cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán của UBCKNN, tổ chức xin phép kinh doanh chứng khoán phải chuyển toàn bộ số vốn điều lệ vào tài khoản phong toả tại Ngân hàng chỉ định thanh toán. Số tiền này chỉ được giải toả sau khi tổ chức xin phép được chính thức cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán.
Trong trường hợp vốn điều lệ có phần vốn góp bằng hiện vật hoặc quyền sử dụng đất, tổ chức xin phép kinh doanh chứng khoán phải gửi UBCKNN các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng và giá trị hiện vật tương đương với phần vốn góp.
4. UBCKNN chính thức cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán sau khi tổ chức xin phép hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành đối với trường hợp công ty chứng khoán 100% vốn trong nước và sau khi tổ chức xin phép hoàn thành thủ tục phong toả vốn đối với trường hợp thành lập công ty liên doanh chứng khoán.
Thời gian trả lời hồ hơ:
Trong vòng 60 ngày
Cơ quan, thanh kiểm tra:
Thanh tra chứng khoán.
Hình thức xử phạt vi phạm:
Các mức phạt từ 5.000.000 đến 50.000.000 đồng được quy định tại quy định tại Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 07/09/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
Các văn bản pháp luật liên quan:
- Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán
- Quyết định số 55/2004/QĐ-BTC ngày 17/06/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán
- Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 07/09/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
- Thông tư số 130/2004/TT-BTC ngày 29/12/2004 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 07/09/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
- Thông tư số 110/2002/TT-BTC ngày 12/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.
2.Những điều cần lưu ý khi thành lập công ty
Xác định tên cho doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính.
Pháp luật doanh nghiệp hiện hành bắt buộc tên doanh nghiệp không được trùng nhau, không tương đồng dễ gây nhầm lẫn do vậy khi tiến hành thành lập doanh nghiệp bước đầu tiên các nhà Doanh nghiệp phải tra cứu tên Doanh nghiệp của mình xem đã có hay chưa.
Để quản lý tình hình hoạt động của Doanh nghiệp sau khi thành lập bắt buộc cơ quan Thuế yêu cầu cung cấp địa chỉ Trụ sở doanh nghiệp phải đầy đủ, chính xác (yêu cầu đủ 4 cấp).
Cần xác định ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp
Xác định được ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp rất quan trọng vì ngoài thủ tục đăng ký kinh doanh thông thường, ở một số loại ngành nghề, các nhà đầu tư còn phải xin thêm giấy phép kinh doanh, phải có chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định,các ngành nghề cấm kinh doanh hoặc phải đáp ứng thêm một số điều kiện đặc thù của ngành nghề đó mà pháp luật quy định cũng như phải thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Cần xác định nguồn vốn điều lệ
Các Doanh nghiệp cũng cần xác định rõ loại tài sản nào mà nhà Doanh nghiệp sẽ dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp (như tiền đồng, ngoại tệ, vàng, cổ phiếu, bất động sản, động sản…).
Xác định loại hình doanh nghiệp
Cần xác định số lượng thành viên góp vốn và loại hình doanh nghiệ
Số lượng các thành viên góp vốn cũng ảnh hưởng đến loại hình doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp sau này.
Cần có hợp đồng/thỏa thuận thành lập doanh nghiệp
Hợp đồng/thỏa thuận thành lập doanh nghiệp là hết sức quan trọng và cần thiết đối với trường hợp doanh nghiệp do nhiều cá nhân hoặc nhà đầu tư khác tham gia.
Trên đây là những thông mà chúng tôi vừa cập nhật mới nhất giúp các bạn hiểu rõ hơn những thủ tục cũng như giấy chứng nhận để có thể thành lập công ty thuận lợi nhất mà mình đang mong muốn. Nếu bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ thành lập công ty giá rẻ thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có được những ưu đãi tốt nhất.