6 bước đơn giản để bắt đầu một doanh nghiệp nhỏ
Nếu bạn là người có tham vọng, mong muốn phát triển sự nghiệp của mình bằng cách tự thành lập doanh nghiệp riêng. Tuy nhiên việc xây dựng một doanh nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng nhất là với tình trạng cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực kinh tế hiện nay. Nhưng nếu bạn làm theo 6 bước đơn giản dưới đây thì việc thành lập một doanh nghiệp là điều không còn quá khó khăn nữa..
1/Viết ra một bản kế hoạch kinh doanh tổng thể, chi tiết
Để một doanh nghiệp nhỏ khi vừa mới bắt đầu có thể thành công và bảo đảm mọi chi phí bỏ ra luôn nằm trong tầm kiểm soát của bạn thì bắt buộc phải có một bản kế hoạch chi tiết.
Nhiều nhà sáng lập doanh nghiệp nhỏ thường không kiểm soát được khả năng vốn có mình đang nắm giữ, họ cố gắng viết ra những bản kế hoạch kinh doanh vượt qua khả năng thực hiện của mình. Điều này tạo ra sự khó khăn khi tiến hành thiết lập mục tiêu và quy trình làm việc. Một bản kế hoạch tổng thể sẽ giúp cho bạn có cái nhìn khách quan hơn, đồng thời cũng có lợi cho bạn trong việc kêu gọi vốn.
Qua đó, bước đầu tiên để tiến hành hoạt động kinh doanh là viết ra một bản kế hoạch tổng quát với những nội dung thiết yếu như:
- Xác định tầm nhìn: Sứ mệnh công ty khi được thành lập và định hướng phát triển trong tương lai, kế hoạch ngắn và dài hạn?
- Xác định mục tiêu: Những thành quả bạn muốn đạt được ? Kết quả bạn mong muốn? Thành tựu mà bạn muốn đạt được.
- Xác định nhiệm vụ: Bạn phải làm gì để đạt được mục tiêu đã đặt ra? Những Tiêu chí xác định mục tiêu Mục tiêu được đặt ra nhằm giúp cho doanh nghiệp xác định được phương hướng. Có thể nói răng mục tiêu là kim chỉ nam cho các doanh nghiệp nhỏ trong những ngày đầu thành lập. Vì vậy cần có những chỉ tiêu, yêu cầu cụ thể để xác định mục tiêu. Mục tiêu bắt buộc phải đặt mốc thời gian thực hiện rõ ràng.Để biết được khi nào bắt đầu và đến khi nào thì kết thúc. Mục tiêu phải đo lường và đánh giá kết quả đạt được một cách cụ thểDự báo những thách thức có thể làm cản trở mục tiêu
- Phác họa nên các chiến lược chung cần thực hiện : Các chiến lược này được đề ra dựa trên vào mục tiêu thiết lắp ở trên
- Viết các kế hoạch hành động cụ thể hơn: Trong từng chiến lược lớn cần làm những công việc gì, bạn có thể không cần kể quá chi tiết nhưng vẫn phải viết ra những hành động cơ bản cần tiến hành.
2/ Dự đoán ngân sách
Đối với các doanh nghiệp nhỏ trong khoảng thời gian ban đầu mới thành lập phải luôn đảm bảo mức chi phí thấp nhất có thể, để khoảng chi phí luôn nằm trong khả năng chi trả của doanh nghiệp
Việc dự trù ngân sách là điều cần thiết cho một doanh nghiệp trước khi tiến hành bất cứ hoạt động nào. Điều này giúp cho chi phí bỏ ra luôn nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp, tuy nhiên bạn phải luôn nhớ rằng trong bảng thiết lặp dự đoán ngân sách phải luôn có thêm một phần dự trù chi phí phát sinh khoảng 20% để có thể sử dụng vào các tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Đây được xem là bảng chi tiêu bạn phải chi ra mỗi tháng hoặc có thể là mỗi quý, vì vậy hãy làm nó thật chi tiết và tỉ mỉ để doanh nghiệp của bạn có thể hoạt động lâu nhất trước khi có lãi.
3/ Thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật
Để tiến hành hoạt động kinh doanh hợp pháp bạn phải nộp hồ sơ lên các cơ quan có thẩm quyền để xin giấy phép đăng ký kinh doanh theo đúng yêu cầu của pháp luật. Những việc làm như đăng ký quyền sản phẩm, đăng ký ngành nghề kinh doanh, nộp thuế, khai báo,....là việc phải làm ngay, không được kéo dài nếu không bạn có thể bị phát hoặc gặp các rủi ro liên quan đến hình sự,...
Nếu bạn là một người mới chưa hiểu rõ về các thủ tục pháp lý, bạn có thể liên hệ với công ty Quang Minh- địa chỉ sẵn sàng hỗ trợ khách hàng về các dịch vụ Thành lập công ty trọn gói. Nhấp vào link để tham khảo thêm về dịch vụ của công ty.
4/ Minh bạch, rõ ràng trong các vấn đề tài chính
Tất cả các hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp trách nhiệm, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp một thành viên,... đều phải minh bạch về các vấn đề tài chính, các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh phải được ghi chép rõ ràng, chi tiết, tránh xảy ra sai sót dẫn đến liên quan đến thuế nhà nước hay các vấn đề tài chính khác.
Lưu ý: Bạn nên tạo một tài khoản kinh doanh tách biệt với tài khoản tín dụng đã sử dụng từ trước. Như vậy sẽ tránh các tình trạng nhầm lẫn.
5/ Thiết lập website chính thức cho công ty
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, dù bạn thành lập công ty online hay là doanh nghiệp hoạt động bình thường, công ty bạn vẫn cần có một website riêng chính thức với tên miền gắn liền tên công ty. Nếu bạn thành lập công ty online trang website là công cụ tối ưu để bạn bán hàng, nếu không phải thì website cũng là một nơi để bạn giao tiếp với khách hàng, tận dụng trang web làm nơi truyền đạt thông tin, giới thiệu sản phẩm cho công ty. Dù không phải để bán hàng thì đây cũng là một công cụ hiệu quả để bạn giao tiếp với cộng đồng, khách hàng và đối tác trong kinh doanh.
6/ Giai đoạn Tiếp thị và chào hàng
Khi đã bắt đầu tung sản phẩm ra thị trường giai đoạn tiếp theo là giai đoạn bắt đầu chào hàng sản phẩm, hay còn gọi là giai đoạn truyền thông.Có rất nhiều cách và công cụ để tiến hành hoạt động truyền thông như Quảng cáo, khuyến mãi, Bán hàng cá nhân, Marketing trực tiếp, Hoạt động cộng đồng, Marketing qua công cụ online,..Bạn có thể chọn những công cụ phù hợp với khả năng và sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Hiện nay các hình thức marketing online dựa trên website, Fanpage là những xu hướng tiếp thị đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Chi phí bỏ ra không quá cao nhưng hiệu quả truyền thông lại đạt được rất hiệu quả. Đây là những công cụ rất phù hợp cho tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhỏ, mới bắt đầu kinh doanh.
Là một doanh nghiệp nhỏ tài chính sẽ bị hạn chế nhiều khi mới bắt đầu tiến hành. 6 bước kinh doanh trên là những bước đi khởi đầu để bạn kiểm tra khả năng và năng lực tài chính trong thời gian bao lâu, khả năng hoàn vốn của dự án có khả thi không.
Những bài học cho doanh nghiệp mới bắt đầu
Cách quản lý tiền bạc trong hoạt động kinh doanh
Một trong những lý do thất bại của các doanh nghiệp mới thành lập là không biết điều hành quản lý tài chính, tiền bạc và nguồn lực một cách hợp lý.
Ngay cả Kamil Faizi đến từ Singapore người thành lập công ty Challenge Coins 4 U lúc mới thành lập cũng không biết cách chi tiêu hợp lý các nguồn doanh thu.
Leticia Mooney (CEO-nhà sáng lập) Công ty Brutal Pixie (Úc) – chiến lược nội dung cũng đã từng hối tiếc rằng giá như mình có các hiểu biết về tài chính sớm hơn. “Bởi vì tôi không hoạt động chuyên môn trong các lĩnh vực tài chính, nên tôi gặp nhiều khó khăn khi học về quản lý tài chính cho doanh nghiệp. Hiện tại tôi vẫn đang cố gắng nâng cao trình độ hằng ngày. Và tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều doanh nghiệp thành công hơn nó họ có đủ nền tảng kiến thức quản lý nguồn tài chính của mình một cách đúng đắn ngay từ đầu”, Mooney chia sẻ.
Cách hòa hợp giữa lãnh đạo và đội ngũ làm việc trong công ty
Muốn thành công bạn không thể hoàn thành tất cả các công việc một mình, bạn phải có khả năng giao việc, tin tưởng đội ngũ nhân viên làm việc của mình. Bạn phải tập luyện khả năng lắng nghe và giao tiếp với nhân viên của mình có như vậy bạn mới có thể truyền lửa cho họ và cùng hoàn thành mục tiêu chung của công ty.
Công ty Tư vấn về thành lập công ty Quang Minh
Quang Minh là công ty Tư vấn thành lập công ty cấp cao, đáng tin cậy nhất tại Việt Nam, được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh khuyên dùng.
Chúng tôi từ hào là một trong những đối tác hợp pháp và uy tín của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.Công ty hỗ trợ các dịch vụ từ ngày đầu bắt đầu tiến hành làm thủ tục cho đến theo sát, tư vấn cho bạn trong suốt quá trình kinh doanh.
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...