THÀNH LẬP CÔNG TY CHỈ VỚI 999K
Thành lập công ty online
0932.068.886 - 096.3839.005 Gọi chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thành lập công ty online
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

5 bước thành lập công ty và quản lý doanh nghiệp hiệu quả nhất

Khi dịch vụ thành lập công ty, các doanh nghiệp cần cân nhắc về nhiều vấn đề khác nhau. Có nhiều bước cơ bản có thể giúp quản lý doanh nghiệp và phòng ngừa rủi ro khi khởi đầu kinh doanh tại Việt Nam. Dưới đây là 5 bước thành lập và quản lý doanh nghiệp hiệu quả

5 Bước Thành Lập và Quản Lý Doanh Nghiệp Hiệu Quả

Quản lý doanh nghiệp hiệu quả

1. Lựa chọn mô hình doanh nghiệp – cấu trúc vốn

Có 04 loại hình doanh nghiệp cơ bản: Công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên (trở lên); Công ty Cổ phần; Doanh Nghiệp tư nhân; Công ty Hợp danh. Mỗi mô hình doanh nghiệp này đều có những đặc điểm rất riêng, nếu vận dụng chính xác thì sẽ tạo sự hỗ trợ cho hoạt động quản trị điều hành về sau, ngược lại sẽ làm cản trở và tiềm ẩn những rủi ro không thể lường trước.

Yêu cầu sự am hiểu về vốn kinh doanh, cấu trúc vốn, vốn lưu động, vốn cố định, lá chắn thuế, rủi ro về vốn, thủ tục góp vốn… trước khi quyết định điền vào hồ sơ đăng ký kinh doanh để tránh xung đột, mâu thuẫn với thực tế hoạt động, thậm chí làm lãng phí chi phí thuế, tiềm ẩn rủi ro về trách nhiệm, nghĩa vụ hành chính khác.

Mô hình doanh nghiệp

Lưu ý: Việc điền vào đơn và nộp hồ sơ để được cấp giấy phép kinh doanh ngày nay là điều đơn giản như khai trước bạ một chiếc xe máy. Để chọn được mô hình doanh nghiệp thích hợp, doanh nghiệp cần xác định kế hoạch và qui mô kinh doanh, cách tổ chức tài chính, tổ chức quản lý doanh nghiệp…
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn: Công ty trách nhiệm hữu hạn hay còn biết đến theo tên rút gọn Công ty TNHH, là loại hình doanh nghiệp gồm 1 cá nhân hay nhiều cá nhân hoặc 1 tổ chức hay nhiều tổ chức tham gia góp vốn với mục đích chung thành lập công ty TNHH. Loại hình này hiện nay đang rất phổ biến ở Việt Nam được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Công ty TNHH được chia làm 2 loại hình chính : Công ty TNHH 1 thành viên ; Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là loại hình doan nghiệp mà vốn điều lệ được chia theo từng phần bằng nhau có tên gọi là cổ phần. Các thành viên tham gia trong công ty nắm giữ một hoặc nhiều cổ phần và chỉ chịu trách nhiệm với số cổ phần mà mình sở hữu. Thường thì số lượng cổ đông tham gia phải tối thiểu 3 người và không giới hạn số lượng tối đa.
  • Công ty hợp danh: Công ty hợp danh được biết đến là loại hình công ty đăng ký kinh doanh mà trong đó các thành viên cùng nhau tiến hành hoạt động công ty dưới một hãng chung và chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong công ty. Ngoài ra công ty hợp danh còn được hiểu là công ty đối nhân do chủ yếu được thành lập trong dòng họ gia đình, người thân quen tin tưởng cùng kinh doanh với nhau.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân là loại hình công ty do một cá nhân đứng ra làm chủ và tự chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình trong các hoạt động kinh doanh của công ty. Mục đích Thành lập doanh nghiệp tư nhân là thực hiện các hoạt độnh kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận cho bản thân.

2. Thực hiện đầy đủ các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh

  •  Thủ tục tuân thủ sau khi được cấp giấy phép.
  •  Thủ tục tuân thủ định kỳ về thuế, kế toán, lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội bắt buộc.
  •  Thủ tục tuân thủ về quyền sở hữu trí tuệ, giấy phép kinh doanh các lĩnh vực có điều kiện.
  •  Tuân thủ và cập nhật liên tục các thủ tục hiện hành đối với doanh nghiệp.

Thủ tục tuân thủ

Lưu ý: Các thủ tục tuân thủ này là bắt buộc trừ khi doanh nghiệp không còn hoạt động. Việc tuân thủ một cách đầy đủ và khéo léo có thể mang lại những khoản tiết kiệm thậm chí là lợi ích đáng kể làm gia tăng hiệu quả kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.
 

3. Thiết lập hệ thống quản lý doanh nghiệp nội bộ

Để chuẩn bị cho các bước phát triển, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần qui trình tác nghiệp rõ ràng để kết nối các nguồn lực và quản lý rủi ro.

Hệ thống qui trình tác nghiệp cần gắn với sơ đồ tổ chức các bộ phận chức năng, bảng mô tả công việc – tiêu chí đánh giá, chính sách lương thưởng với nội qui và kỷ luật.

Khi đã xây dựng và vận hành được các qui trình, biểu mẫu chuẩn, bạn có thể cân nhắc yêu cầu các tổ chức đánh giá uy tín như BSI Việt Nam, Bureau Veritas cấp chứng nhận ISO: 9001, sau đó triển khai áp dụng phần mềm quản trị nguồn lực như ERP, SAP…

Quản lý doanh nghiệp

Lưu ý: Không có hệ thống kiểm soát nội bộ, công việc sẽ bị chồng chéo, và thường dồn lên đầu… ông chủ, lúc này ông chủ sẽ làm việc như khổ sai còn nhân viên của mình thìđủng đỉnh hằng tháng lĩnh lương và than phiền rằng công việc nhàm chán. Còn một khi đãáp dụng và vận hành thành công ERP, SAP,… bộ máy sẽ tự vận hành khai thác các nguồn lực trong đó có nguồn nhân lực và thường thì chủ doanh nghiệp lúc này sẽ không phải làm gì ngoài suy nghĩ chiến lược và gặp đối tác.
 

4. Quản lý bằng con số

Mọi hoạt động kinh doanh đều sẽ được thể hiện bằng từng con số trong các báo cáo kế toán. Đọc và hiểu được hệ thống báo cáo kế toán là một cách thu thập – kiểm soát thông tin và nguồn lực trong kinh doanh một cách nhanh chóng và tin cậy.

Lập dự toán ngân sách – kế hoạch tài chính, phân tích doanh thu, chi phí, kết qủa kinh doanh từ các số liệu trong báo cáo tài chính và sổ sách kế toán. Bằng cách này, bạn giống như cầm trong tay một chiếc điện thoại thông minh để xem xét, điều khiển các nguồn lực ngoài thực địa ngay trong phòng máy lạnh.

5 bước thành lập công ty

Lưu ý: Đây là công cụ có tính chuyên môn  , chỉ cần một kế toán giỏi để giúp thực hiện các mục tiêu thay vì cứ phải đi học các lớp kế toán.
 

5. Văn hoá doanh nghiệp

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp là bước cuối cùng trong 05 bước thành lập và quản lý doanh nghiệp hiệu quả.
  • Xác định, xây dựng, bồi đắp sứ mệnh – tầm nhìn – giá trị cốt lõi.
  • Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có những bản tính và bản sắc khác nhau, có những chuẩn mực hành xử khác nhau, do đó sẽ có văn hóa khác nhau. Không có doanh nghiệp nào lại không có văn hóa, vấn đề là văn hóa kiểu gì. Không có văn hóa tốt, văn hóa xấu mà chỉ có văn hóa phù hợp hay không phù hợp; góp phần thúc đẩy, phát triển hay kìm hãm, kéo lùi doanh nghiệp.

Xem thêm : Các yếu tố văn hóa doanh nghiệp mà nhân viên quan tâm nhất

Văn hóa doanh nghiệp

Lưu ý: Văn hoá doanh nghiệp là kết tinh của quá trình thực hiện sứ mệnh, vươn tới tầm nhìn dựa trên các giá trị cốt lõi và thông qua các công cụ quản lý doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp giống như cái tâm, cái tướng của một con người, nhìn vào đó có thể đoán biết được tương lai vận mệnh.
 

05 bước thành lập và quản lý doanh nghiệp kể trên có thể phần nào giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp mới. Ngoài ra, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm đa ngành nghề từ các đơn vị tư vấn kinh doanh đang là nguồn lực và công cụ đắc lực cho việc quản lý doanh nghiệp hiệu quả cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Doanh nghiệp nên chọn một đơn vị tư vấn uy tín để đồng hành từ bước đầu khởi nghiệp, hình thành hệ thống hợp tác đồng bộ và xuyên suốt trong quá trình phát triển về sau.

Nếu bạn muốn thành lập công ty nhưng ngại các vấn đề về các hồ sơ Thủ tục thành lập công ty phức tạp hãy tham khảo dịch vụ thành lập doanh nghiệp của công ty Quang Minh chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn cho bạn. Với đội ngũ nhân viên tư vấn luật chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sẽ giúp bạn xây dựng doanh nghiệp tương lai vững chắc. Mọi chi tiết xin liên hệ qua hotline 0932068886 để được tư vấn miễn phí.

  • Currently 4.83/5
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
4.85 sao của 2622 đánh giá
5 bước thành lập công ty
5 bước thành lập công ty
Tin tức tư vấn Tư vấn miễn phí 0932.068.886 19/2B Thạnh Lộc 08, KP 3A,Thạnh Lộc, Quận 12, HCM
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...
0932.068.886