Quy trình dịch vụ thành lập công ty tại Đồng Nai
- Đăng ký khắc con dấu của công ty và giám đốc
- Đặt bảng hiệu cho doanh nghiệp
- Mở tài khoản ngân hàng( Khi đi mở tài khoản ngân hàng nhớ mang theo cmnd; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; con dấu công ty)
- Thông báo số tài khoản doanh nghiệp lên sở kế hoặc đầu tư
- Nộp thuế môn bài theo quy định dựa theo vốn điều lệ. Mức nộp thuế môn bài khoảng 2 hoặc 3 triệu tùy vào vốn điều lệ
- Đăng ký xin in hóa đơn tại cơ quan thuế
- Kích hoạt chữ ký số để nộp và khai thuế điện tử
Các thủ tục cần thiết để dịch vụ thành lập công ty tại Đồng Nai nhanh nhất. Các chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự mình làm việc này. Tuy nhiên thật sự việc để chuẩn bị đầy đủ giấy tờ mà Sở kế hoạch đầu tư yêu cầu một cách chính xác thật sự không dễ. Thủ tục để mở một công ty trên giấy tờ rất phức tạp nên nếu không có chuyên môn, kinh nghiệm thì việc hồ sơ bị từ chối là tất yếu. Vì vậy sẽ rất mất thời gian và công sức khi tự mình thực hiện việc thủ tục giấy tờ.
Thành lập doanh nghiệp tại Đồng Nai cần chuẩn bị gì?
Loại hình công ty
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp là vấn đề tiên quyết khi thành lập công ty. Do đó; khách hàng cần phải cận thận trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp vì nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của công ty đó.
Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc trưng; ưu và nhược điểm nhất định. Do vậy, tùy từng điều kiện của doanh nghiệp, số lượng thành viên; trách nhiệm pháp lý mà doanh nghiệp lựa chọn loại hình cho phù hợp.
Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm:
– Doanh nghiệp tư nhân; Công ty TNHH 1 thành viên; Công ty TNHH (2 thành viên trở lên); Công ty hợp danh; Công ty cổ phần
Vấn đề đặt tên công ty
Đặt tên công ty là một phần bắt buộc để có thể thành lập doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp được tạo thành bởi 2 yếu tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
Tên doanh nghiệp phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, và phải phát âm được.
Giấy tờ chuẩn bị thành lập công ty
- CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân (bản sao y chứng thực không quá 6 tháng)
- Hợp đồng thuê văn phòng (Nếu là văn phòng đi thuê – có thể ký tay hoặc công chứng đều được)
- Và 1 số giấy tờ khác với những ngành nghề có điều kiện
Bạn phải chuẩn bị chứng minh nhân dân sao y công chứng chưa quá 3 tháng và chứng minh thời hạn chưa qua 15 năm.
Ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh thì trước tiên cần phải xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Sau đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu xem ngành nghề kinh doanh đó có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không? Nếu có thì doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật (giấy phép con, chứng chỉ hành nghề,..v…v..)
Vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp
Định nghĩa vốn điều lệ có thể nói là tài sản của chủ doanh nghiệp hay các thành viên cổ đông góp hay cam kết góp trong một thời gian nhất định được ghi vào điều lệ công ty.
Pháp luật không quy định về mức tối thiểu và mức tối đa của vốn điều lệ. Do đó, cá nhân có toàn quyền quyết định về mức vốn điều lệ của mình.
Trừ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện bắt buộc phải có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật. Ví dụ như điều kiện để được kinh doanh bất động sản thì doanh nghiệp phải có vốn điều lệ tối thiểu là 20 tỷ.
Nghĩa vụ tài chính, thuế sau khi thành lập doanh nghiệp
Ngoài các chi phí liên quan đến quá trình thành lập công ty và phí dịch vụ thì Công ty sau khi được thành lập sẽ nộp các loại thuế chính sau đây (năm 2018):
– Thuế môn bài: mỗi năm từ 2 – 3 triệu (không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh). Nếu vốn điều lệ trên 10 tỉ thì sẽ là 3 triệu; còn dưới 10 tỉ là 2 triệu tiền thuế môn bài
– Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): phổ biến từ 20% trên lợi nhuận của doanh nghiệp; nghĩa là công ty chỉ đóng thuế TNDN khi có lợi nhuận; còn nếu thua lỗ thì sẽ không phải đóng thuế này (căn cứ vào mỗi năm tài chính của Doanh nghiệp).
– Thuế thu nhập cá nhân: đóng hộ cho người lao động trong công ty có thu nhập trên 9 triệu đồng/ tháng.
– Bảo hiểm xã hội và các khoản liên quan: Công ty đóng 21,5% và người lao động đóng 10,5% trên mức thu nhập của mỗi người lao động của công ty (không phụ thuộc mức lương bao nhiêu)
Các quy định pháp luật cần nghiên cứu
Kiến thức pháp luật là bao la nhưng sau khi thành lập Công ty doanh nghiệp; các chủ doanh nghiệp nên nghiên cứu các văn bản pháp luật cơ bản như: Luật doanh nghiệp; luật thuế thu nhập doanh nghiệp, bộ luật dân sự; luật thương mại và một số điều luật của bộ luật hình sự liên quan đến hoạt động kinh doanh; thuế,… ;Ngoài ra thì tuỳ từng lĩnh vực kinh doanh mà có thể nghiên cứu thêm các luật chuyên ngành.
Mỗi tháng nghiên cứu một ít qua thời gian cũng có thể nắm bắt được cơ bản của các luật; các quy định cần tuân thủ, còn đối với các vấn đề quá phức tạp thì có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn.
Đồng Nai tiếp tục là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài
Các dự án thu hút trên địa bàn phù hợp với chủ trương của tỉnh Đồng Nai là ưu tiên lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, dự án thân thiện với môi trường; có công nghệ cao. Những dự án đầu tư mới, bổ sung vốn vào Đồng Nai nhiều phần lớn đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... Hiện trên địa bàn tỉnh này có gần 1.990 dự án đầu tư nước ngoài và tổng vốn đăng ký hơn 35,32 tỷ USD. Trong đó, số dự án còn hiệu lực khoảng 1.460 dự án với tổng vốn gần 30 tỷ USD.
Có thể thấy, Đồng Nai đang là địa phương hấp dẫn rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài lĩnh vực sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp nước ngoài cũng đã đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật, nông nghiệp, bất động sản. Trong vòng 4 năm qua, vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Đồng Nai đều tăng gấp gần 2 lần so với kế hoạch. Nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh đã vượt mức 1 tỷ USD như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan... Các quốc gia, vùng lãnh thổ nói trên hiện vẫn đang tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh vào Đồng Nai.
Ông Okada Hideyuki, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.Hồ Chí Minh cho biết, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào Đồng Nai hơn 260 dự án với tổng vốn trên 4,7 tỷ USD. Nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản khi đến Việt Nam đã chọn tỉnh Đồng Nai là nơi mở xưởng sản xuất đầu tiên và khá thành công. Điều này đã giúp nhiều doanh nghiệp Nhật tin tưởng lựa chọn tỉnh là điểm đến. Cũng theo ông Okada Hideyuki, làn sóng doanh nghiệp Nhật Bản tới Đồng Nai đầu tư sản xuất kinh doanh sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những năm tới. Cũng theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, đến cuối tháng 12/2019, đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Đồng Nai là khoảng 404 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 6,6 tỷ USD.
Như vậy chỉ trong vòng 1 năm, nguồn vốn của Hàn Quốc đầu tư vào Đồng Nai đã tăng hơn 800 triệu USD. Hiện, Hàn Quốc đang đứng đầu 45 quốc gia, vùng lãnh thổ đã đầu tư tại Đồng Nai. Khoảng 5 năm trở lại đây, nguồn vốn của Hàn Quốc đầu tư vào tỉnh tăng nhanh. Các doanh nghiệp quốc gia này chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Cụ thể là sản xuất thiết bị máy móc, dụng cụ, phụ tùng, xơ sợi dệt, điện tử, linh kiện điện tử.
Ngoài ra, hiện Hàn Quốc cũng là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 2 của Đồng Nai chỉ sau Trung Quốc. Các nước trong khối ASEAN cũng đã đầu tư vào Đồng Nai 150 dự án với tổng vốn đăng ký là hơn 5,32 tỷ USD. Trong đó, Singapore và Thái Lan là nước có các doanh nghiệp đầu tư vào Đồng Nai với tổng vốn lớn.
Theo đó, dẫn đầu là Singapore với tổng vốn đăng ký gần 3,6 tỷ USD. Tiếp đến là Thái Lan với tổng vốn gần 1,32 tỷ USD. Các doanh nghiệp ASEAN đầu tư vào Đồng Nai chủ yếu các lĩnh vực là bất động sản, hạ tầng các khu công nghiệp, sản xuất công nghiệp. Được biết, tỉnh Đồng Nai cũng đang tiến hành mở rộng, xây dựng mới các khu công nghiệp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Tỉnh.
Những năm tới, khi hàng loạt các công trình giao thông trọng điểm đi vào khai thác, Đồng Nai sẽ tiếp tục là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài. Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai cho biết, là địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh, tạo sức ép lớn cho hạ tầng kỹ thuật. Do đó, tỉnh phải làm thêm các hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước đô thị và nhiều hạ tầng kỹ thuật khác. Chính phủ giao cho Đồng Nai làm một số cây cầu như: Cát Lái, Phước Khánh... để kết nối với các tỉnh, thành phố lân cận và Đồng Nai đang mời gọi doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào những dự án trêna