Chúng tôi với dịch vụ thành lập công ty tại Bình Dương mang tính chuyên nghiệp và đã được hàng ngàn khách hàng tin tưởng và lựa chọn dịch vụ thành lập doanh nghiệp. Quang Minh làm hài lòng gần như tuyệt đối khách hàng về mọi mặt như: chi phí cạnh tranh, thời gian nhanh chóng, nhân viên tư vấn tận tình….
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp muốn thành lập. Cần phải lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Cụ thể thì chủ doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố quan trọng sau để lựa chọn loại hình của công ty. Thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, quy mô doanh nghiệp để thu hút nhà đầu tư khác. Khả năng bổ sung, thay đổi cũng cần quan tâm. Ở Việt Nam có các loại hình doanh nghiệp chính: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần.
Các thủ tục cần thiết để thành lập công ty nhanh nhất. Các chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự mình làm việc này. Tuy nhiên thật sự việc để chuẩn bị đầy đủ giấy tờ mà Sở kế hoạch đầu tư yêu cầu một cách chính xác thật sự không dễ. Thủ tục để mở một công ty trên giấy tờ rất phức tạp nên nếu không có chuyên môn, kinh nghiệm thì việc hồ sơ bị từ chối là tất yếu. Vì vậy sẽ rất mất thời gian và công sức khi tự mình thực hiện việc thủ tục giấy tờ.
Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh. Đối với nghành nghề kinh doanh bạn phải xác định ngành nghề chính.Tìm hiểu có một số nghành nghề cần có điều kiện như bất động sản ( số vốn 20 tỉ ), cung ứng lao động, dịch vụ bảo vệ ( nghành nghề này đòi hỏi phải có số vốn trên 2 tỉ
Chọn tên công ty, nên lựa chọn đặt tên công ty ngắn, dễ nhớ. Không bị trùng hoàn toàn với tên của các đơn vị đã thành lập trước đó trên thị trường. Để biết liệu tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không? Bạn có thể vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.
Trước khi nộp hồ sơ xin thành lập công ty, cần xác định vốn điều lệ là bao nhiêu. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Và thuế môn bài bạn phải đống sẽ dựa vào mức vốn điều lệ của công ty.
Ấn định địa chỉ trụ sở sử dụng hợp pháp của công ty. Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc với doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Địa chỉ gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn…
Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ chịu trách nhiệm về việc xác minh. Phê duyệt các quyết định, giấy tờ và chính sách nội bộ công ty tùy thuộc vào cách tổ chức riêng nội bộ. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).
Chuẩn bị bản sao CMND hoặc hộ chiếu của thành viên (cổ đông). Việc chọn ai sẽ là thành viên của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định. Số lượng thành viên, cổ đông sẽ phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp.
Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 20 Nghị định 43. Có thể tham khảo yêu cầu chi tiết cho từng loại giấy tờ tại các kênh chuyên môn hỗ trợ của đơn vị cấp Giấy phép kinh doanh.
( Hồ sơ thành lập công ty sẽ do công ty Quyết Thắng chúng tôi soạn, bạn chỉ cần cung cấp các thông tin chi tiết liên quan đến những vấn đề trên; còn việc nộp hồ sơ thành lập công ty lên sở kế hoạch đầu tư cũng sẽ do bên Quyết Thắng nộp thay bạn.
Nộp hồ sơ đến Sở kế hoạch và đầu tư cấp Tỉnh Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính . Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 quy định. Lưu ý: Không nhất thiết người đại diện pháp luật của công ty phải đi nộp hồ sơ. Người đại diện pháp luật của công ty có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay. Nếu trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ (Điều 9 – Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bảng giá dịch vụ thành lập doanh nghiêp
Phóng viên: Xin đồng chí cho biết một số nét chính về kết quả thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra trong giai đoạn 2015-2020?
Ông Trần Văn Nam: Trong nhiệm kỳ, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền, cùng sự đồng lòng của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đạt được kết quả khá toàn diện.
Ước tính đến cuối năm 2020 sẽ hoàn thành 16/18 chỉ tiêu nghị quyết đại hội đề ra, trong đó có 6 chỉ tiêu vượt, 10 chỉ tiêu đạt, 2 chỉ tiêu chưa hoàn thành (số bác sĩ/10.000 dân và số giường bệnh/10.000 dân). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 535.585 tỷ đồng, tăng bình quân 13,3%/năm, vốn ngân sách nhà nước chiếm 14,48%.
Kinh tế duy trì mức tăng trưởng cao, bình quân 9,3%/năm; thu ngân sách tăng 11,2%/năm; chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng 9,64%/năm. Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện; trong đó, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên 11 tỷ USD. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có gần 44.000 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký gần 380.000 tỷ đồng; thu hút gần 4.000 dự án FDI với tổng số vốn trên 34 tỷ USD từ 64 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm 9,1% vốn FDI của cả nước và đứng thứ 2 cả nước về thu hút vốn FDI).
Công tác quy hoạch, đầu tư phát triển đô thị được quan tâm; tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 82%; chương trình xây dựng nông thôn mới về đích trước hơn 1 năm so với kế hoạch.
An sinh xã hội được đảm bảo, đời sống người dân từng bước được cải thiện và nâng cao, với thu nhập bình quân dự kiến đạt 155,7 triệu đồng vào cuối năm 2020; giải quyết việc làm hàng năm cho hơn 46.000 lao động; tỉnh nhiều năm liền không còn hộ nghèo theo tiêu chí của Trung ương. Tỉnh quan tâm đầu tư mới 92 công trình trường học, với tổng vốn gần 5.000 tỷ đồng, gồm 77 công trình vốn ngân sách với gần 4.500 tỷ đồng và 15 công trình xã hội hóa với trên 500 tỷ đồng, cùng 80 cơ sở giáo dục ngoài công lập do doanh nghiệp đầu tư.
Phát triển nhanh về kinh tế, Bình Dương có gặp phải các vấn đề xã hội như quá tải hạ tầng giao thông, trường lớp, bệnh viện… hay không? và Tỉnh đã quan tâm giải quyết các vấn đề này như thế nào?
Do kinh tế phát triển nhanh, nhất là về công nghiệp, tạo ra lưu lượng phương tiện vận tải rất lớn nên hạ tầng giao thông vẫn chưa theo kịp, còn xảy ra hiện tượng ùn tắc giao thông tại một số tuyến đường huyết mạch. Dân số cơ học tăng nhanh dẫn đến tình trạng quá tải hệ thống trường học và cơ sở y tế, tạo áp lực lớn cho việc giải quyết các vấn đề xã hội.
Trong nhiệm kỳ tới, tỉnh tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, cân đối ngân sách địa phương, tăng cường thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước. Tỉnh tiếp tục rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục; đầu tư trang bị cơ sở vật chất, bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo; xây dựng, phát triển ngành y tế từng bước hiện đại, đồng bộ từ tuyến tỉnh đến cơ sở; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đưa vào sử dụng bệnh viện đa khoa 1.500 giường; tiếp tục đầu tư xây dựng các công viên, hoa viên, các địa điểm giải trí, sinh hoạt cho nhân dân.
Bình Dương luôn nằm trong tốp đầu cả nước về thu hút đầu tư, vậy theo ông, đâu là điểm nhấn trong lĩnh vực này?
Trong nhiệm kỳ này, Bình Dương tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư. Trước hết, tỉnh tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, kêu gọi đầu tư hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; đồng thời quan tâm phát triển mô hình nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động… Đặc biệt, Bình Dương đã chú trọng đổi mới mô hình phát triển, với việc hợp tác, triển khai Đề án xây dựng thành phố thông minh, chính thức gia nhập vào Hiệp hội Đô thị khoa học thế giới WTA và Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới (ICF)…
Trong thu hút đầu tư, ngày càng có sự chọn lọc kỹ hơn, ưu tiên thu hút các dự án sản xuất công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ chất lượng cao; hạn chế tối đa, dần đi đến chấm dứt thu hút các dự án có khả năng gây ô nhiễm môi trường và thâm dụng lao động. Đây chính là những giải pháp trọng tâm, có tác động mạnh mẽ đến thành công của tỉnh trong thu hút đầu tư thời gian qua, giúp Bình Dương đang trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Theo ông, cần có cơ chế như thế nào để tăng mối liên kết vùng, phát huy lợi thế của các tỉnh thành trong giải quyết những thách thức chung đang gặp phải?
Phải đặt quy hoạch, chiến lược phát triển từng tỉnh, thành phố trong tư duy phát triển vùng, gắn với vai trò “đầu tàu”, “hạt nhân phát triển” vùng của TP. Hồ Chí Minh. Cần lập danh mục những công trình kết cấu hạ tầng động lực của vùng trong các đề án, quy hoạch của các bộ ngành, đi đôi với phương án về vốn đầu tư trong kế hoạch trung, dài hạn.