Tìm hiểu thông tin về vị trí kế toán trưởng
Kế toán trưởng là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Vậy kế toán trưởng là gì? Quyền hạn cũng như trách nhiệm của nhân vật này là gì? Đây là thông tin khiến rất nhiều người thắc mắc. Nếu bạn cũng vậy, đọc ngay bài viết này của công ty dịch vụ kế toán uy tín Quang Minh. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin, kiến thức cần thiết đấy! Cùng tìm hiểu nhé!
Kế toán trưởng là gì?
Kế toán trưởng chính là một cá nhân đứng đầu trong bộ phận kế toán của một công ty, doanh nghiệp, cơ quan. Đây là người có vai trò đặc biệt quan trọng, chuyên phụ trách những vấn đề tài chính của công ty. Từ đó, nắm bắt và đưa ra định hướng cơ bản trong lĩnh vực tài chính.
Với công việc của mình, KTT giúp ban lãnh đạo có thể nắm bắt được tình hình của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra định hướng phát triển, sử dụng tài chính phù hợp nhất trong thời gian gần. Có thể coi kế toán trưởng chính là người lãnh đạo trực tiếp về mặt tài chính của một doanh nghiệp bất kỳ.
Những nhiệm vụ quan trọng của kế toán trưởng
1. Quản lý trực tiếp hoạt động của bộ phận kế toán doanh nghiệp
Hiểu đơn giản, KTT chính là quản lý cao cấp, đưa ra những khuyến nghị. Từ đó, giúp nhà quản lý mang lại lợi nhuận, cắt giảm những chi phí không cần thiết cho công ty. Đặc biệt, khi nền kinh tế đi xuống thì vai trò của KTT càng gia tăng. Chính họ sẽ lãnh đạo, đưa ra những phương án hoạt động cho bộ phận kế toán và đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
KTT cần đảm bảo rằng các cá nhân trực thuộc bộ phận kế toán sẽ được thay đổi. Từ đó, phù hợp với nhu cầu của thị trường cũng như mô hình và tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường ,kế toán trưởng cũng là người sắp xếp và hướng dẫn cho nhân viên mới. Đồng thời, đứng ra giao dịch với ngân hàng trong những khoản tài chính lớn.
2. Vai trò của kế toán trưởng là gì – Giám sát quá trình thực hiện quyết toán
Quyết toán các khoản thu chi, kiểm kê tài sản của doanh nghiệp là việc đặc biệt quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới dòng tiền của doanh nghiệp vào mỗi đợt cuối năm tài chính. Chính vì vậy, KTT cần giám sát việc này thật kỹ càng. Đặc biệt, ban lãnh đạo công ty có thể đưa ra yêu cầu kiểm kê, quyết toán vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. KTT phải luôn ở trong trạng thái sẵn sàng.
Sau khi có kết quả quyết toán, chính kế toán trưởng phải nắm bắt bản kiểm kê cuối cùng. Đồng thời, xác minh tính chính xác, phù hợp của nó. Từ đó, dễ dàng trình bày kết quả có được với ban điều hành doanh nghiệp, các bên liên quan nếu có trong từng trường hợp.
3. Đảm bảo tính hợp pháp của sổ sách kế toán doanh nghiệp
Với nhiệm vụ này, KTT cần đảm bảo được tính chính xác, kịp thời. Đồng thời, chắc chắn sự chính xác, phù hợp với pháp luật trong mọi số liệu, giấy tờ, sổ sách liên quan. Chính KTT là người phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, các kiểm toán viên về vấn đề này nếu có sai sót xảy ra.
4. Nhiệm vụ của Kế toán trưởng là gì – Thực hiện lập báo cáo tài chính
Trong quá trình làm việc, KTT cũng tham gia vào việc lập báo cáo tài chính và các công việc về công ty khai báo thuế. Việc này được thực hiện vào những khoảng thời gian quy định. Sau đó, chính KTT chịu trách nhiệm trình bày bản báo cáo đó với các lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp. Mọi người nên lưu ý là báo cáo có thể do KTT hoặc kế toán viên lập và được giám sát.
5. Tham gia vào quá trình phân tích và dự báo
Đây cũng là một trong những công việc quan trọng bậc nhất của KTT. Họ phải đưa ra những dự báo về nguồn tài chính, tình hình kinh tế thị trường. Từ đó, góp phần tăng nguồn tài chính cho doanh nghiệp và duy trì ngân sách ở mức tốt nhất. Đồng thời, nhanh chóng xử lý những rủi ro, vi phạm hay sai phạm tài chính của doanh nghiệp.
Theo điều 21 Nghị định 174/2016/NĐ-CP của Chính phủ và Luật kế toán số 88/2015/QH13
Kế toán trưởng, phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn quy định tại điểm a, c, d khoản 1 Điều 54 Luật kế toán và không thuộc các trường hợp không được làm kế toán theo quy định tại Điều 19 Nghị định 174. Bộ Tài chính quy định về việc tổ chức, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ kế toán trưởng, cụ thể như sau:
Theo điểm a, c, d khoản 1 Điều 54 Luật kế toán, cụ thể như sau:
“ Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
c) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên
- Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.”
Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên, bao gồm:
a) Cơ quan có nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước các cấp;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan thuộc Quốc hội, cơ quan khác của nhà nước ở trung ương và các đơn vị kế toán trực thuộc các cơ quan này;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương; các cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc các cơ quan này;
đ) Cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh;
e) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp trung ương, cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước;
g) Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc dự án nhóm A và dự án quan trọng quốc gia;
h) Đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện;
i) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp Luật Việt Nam trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều này;
k) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn Điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên;
l) Chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên, bao gồm:
a) Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có tổ chức bộ máy kế toán (trừ các đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện);
b) Cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại cấp huyện, cơ quan của tỉnh đặt tại cấp huyện;
c) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp huyện có sử dụng ngân sách nhà nước;
d) Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có sử dụng ngân sách nhà nước trừ các trường hợp quy định tại điểm g khoản 2 Điều này;
đ) Đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn;
e) Đơn vị sự nghiệp công lập ngoài các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
g) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp Luật Việt Nam không có vốn nhà nước, có vốn Điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng;
h) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn Điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng.
Đối với các tổ chức, đơn vị khác ngoài các đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của kế toán trưởng, phụ trách kế toán do người đại diện theo pháp Luật của đơn vị quyết định phù hợp với quy định của Luật kế toán và các quy định khác của pháp Luật liên quan.
Đối với kế toán trưởng, phụ trách kế toán của công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước hoặc là doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm trên 50% vốn Điều lệ phải có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 05 năm.
Trên đây, Tư vấn Thành lập doanh nghiệp Quang Minh đã giúp bạn tìm hiểu kế toán trưởng là gì. Trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngại liên hệ với chúng tôi. Dịch vụ tư vấn Kế toán Thuế rất vui lòng được giúp đỡ bạn đấy.
Bài viết cùng chuyên mục
Hạch toán kế toán xăng dầu
Cách hạch toán kế toán xăng dầu như thế nào? Thắc mắc này xảy ra đối với không ít các bạn...
Bản mô tả công việc của kế toán nội bộ
Bản mô tả công việc của kế toán nội bộ. Kế toán hẳn là một nghề không còn xa lạ gì với mọi...
Kế toán xây dựng cơ bản cần làm những gì
Công việc của kế toán xây dựng cơ bản là một lĩnh vực khó trong công tác kế toán. Dịch vụ kế...
Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì ?
Tìm hiểu khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? các khoản chi phí quản lý doanh...
Những kinh nghiệm cơ bản nhất cho người làm kế toán tổng hợp
Kế toán đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Các bạn sinh viên mới ra trường sẽ làm kế toán tổng...
Quy trình kế toán bán hàng trong doanh nghiệp kinh doanh
Quy trình kế toán bán hàng đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Các bạn sinh viên mới ra trường sẽ...