Thủ Tục Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Mới Thành Lập
Doanh nghiệp mới thành lập cần phải làm những thủ tục gì về thuế, đó là thắc mắc của tất cả các chủ doanh nghiệp sau khi thành lâp công ty xong. Bởi những thủ tục pháp lý khá phức tạp về vấn đề này không phải ai cũng có thể nắm được. Vì vậy, để giải đáp thắc mắc và hỗ trợ các cá nhân, tổ chức, sau đây công ty Quang Minh xin được tư vấn về thủ tục thuế phải làm đối với một doanh nghiệp mới thành lập.
I. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP
1. Kê khai và nộp lệ phí môn bài.
Mới thành lập doanh nghiệp – (Công ty mới thành lập) phải kê khai, nộp lệ phí môn bài muộn nhất là ngày cuối cùng của tháng (tính từ thời điểm bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh).
Trường hợp công ty mới thành lập nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế.
Đối với công ty thành lập trong 6 tháng đầu năm thì phải nộp thuế môn bài cả năm, còn với trường hợp doanh nghiệp thành lập 6 tháng cuối năm (từ 01/07) thì chỉ phải nộp thuế 50% mức thuế của một năm.
Hồ sơ bao gồm tờ khai lệ phí môn bài theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài. Mức nộp thuế môn bài hiện nay được thực hiện theo thông tư số 302/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí môn bài.
- Công ty có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
- Công ty có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.
Nếu công ty không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
2. Thông báo phát hành hóa đơn và đặt in hóa đơn.
Doanh nghiệp mới thành lập chỉ phải thực hiện thủ tục này nếu có nhu cầu sử dụng hóa đơn.
Về thủ tục thông báo phát hành hóa đơn và đặt in hóa đơn:
- Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (TB06, theo mẫu quy định tại Thông tư 156/2013/TT-BTC).
- Nộp đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in. (Mẫu 3.14, theo mẫu quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC).
- Cơ quan thuế kiểm tra trụ sở.
- Đặt in hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn.
Để tìm hiểu chi tiết hơn, quý Khách hàng có thể liên hệ Luật Hồng Minh để được tư vấn về thủ tục thông báo phát hành hóa đơn và đặt in hóa đơn đối với một doanh nghiệp mới thành lập.
Lưu ý: Doanh nghiệp không phải nộp mẫu 06/GTGT để đăng ký phương pháp tính thuế GTGT.
Theo quy định tại Thông tư số 93/2017/TT-BTC, từ ngày 05/11/2017; doanh nghiệp không cần nộp Mẫu 06/GTGT để đăng ký phương pháp kê khai tính thuế GTGT hay chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT để phát hành hóa đơn. Thay vào đó, việc xác định phương pháp tính thuế GTGT sẽ căn cứ vào hồ sơ khai thuế do doanh nghiệp gửi đến cơ quan thuế. Cụ thể: Tờ khai thuế GTGT Mẫu số 01/GTGT, 02/GTGT.
3. Kê khai các loại thuế khác
Ngoài thuế môn bài, các doanh nghiệp mới thành lập cần hoàn thành một số thủ tục kê khai các loại thuế khác. Như: Thuế GTGT; thuế TNDN; thuế TNCN.
Thuế Giá trị gia tăng:
Công ty mới thành lập thực hiện khai thuế GTGT theo quý. Sau khi sản xuất, kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hóa; dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề để thực hiện khai thuế. Tổng doanh thu bán hàng hóa; dịch vụ từ 50 tỷ đồng trở xuống thì khai theo quý; trên 50 tỷ đồng thì khai theo tháng.
Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh; doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ ba của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý. Kết thúc năm tài chính doanh nghiệp kê khai quyết toán thuế TNDN.
Thuế thu nhập cá nhân:
Doanh nghiệp thực hiện khai thuế TNCN; thuế TNCN có hai kỳ kê khai. Đó là theo tháng và theo quý. Trường hợp trong tháng hoặc quý, doanh nghiệp không phát sinh thuế TNCN thì không phải kê khai.
Kê khai theo quý dành cho: Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý hoặc doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và có số thuế TNCN phải khấu trừ dưới 50 triệu.
Kê khai theo tháng dành cho: Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và có số thuế TNCN phải khấu trừ từ 50 triệu trở lên.
II. CÁC THỦ TỤC KHÁC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP
1. Treo biển doanh nghiệp.
Về nguyên tắc, doanh nghiệp sau khi thành lập phải tiến hành hoạt động kinh doanh tại đúng địa chỉ đã đăng ký. Trong đó, biển công ty phải thể hiện thông tin liên quan đến tên công ty; địa chỉ và số điện thoại của công ty.
Trường hợp doanh nghiệp cố tình không treo biển có thể bị phạt vi phạm từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Hơn nữa, nếu cơ quan Thuế quản lý xuống kiểm tra doanh nghiệp mà không thấy treo biển; hoạt động tại địa chỉ trụ sở chính; doanh nghiệp còn có thể bị đóng mã số thuế.
2. Đăng ký mua chữ ký số để nộp thuế điện tử
Chữ ký số là công cụ để doanh nghiệp nộp các tờ khai, báo cáo thuế cũng như tiền thuế đến cơ quan thuế bằng phương pháp điện tử; và chữ ký số có giá trị tương đương con dấu của doanh nghiệp.
3. Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng với phòng đăng ký kinh doanh
Với quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp phải nộp tờ khai và báo cáo của doanh nghiệp bản điện tử thông qua chữ ký số. Vì vậy, doanh nghiệp mới thành lập cần có tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch của công ty; cũng như đăng ký nộp thuế điện tử là điều hết sức cần thiết; cũng là một phương pháp giảm bớt các thủ tục cho doanh nghiệp; cũng như tiếp kiệm thời gian cho doanh nghiệp khi thực hiện công việc liên quan đến thuế, kế toán của công ty.
Lưu ý: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản, doanh nghiệp phải thông báo tài khoản ngân hàng đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bài viết cùng chuyên mục
Tìm hiểu thông tin về vị trí kế toán trưởng
Kế toán trưởng là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Vậy kế toán trưởng là gì? Quyền hạn cũng như...
Hạch toán kế toán xăng dầu
Cách hạch toán kế toán xăng dầu như thế nào? Thắc mắc này xảy ra đối với không ít các bạn...
Bản mô tả công việc của kế toán nội bộ
Bản mô tả công việc của kế toán nội bộ. Kế toán hẳn là một nghề không còn xa lạ gì với mọi...
Kế toán xây dựng cơ bản cần làm những gì
Công việc của kế toán xây dựng cơ bản là một lĩnh vực khó trong công tác kế toán. Dịch vụ kế...
Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì ?
Tìm hiểu khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? các khoản chi phí quản lý doanh...
Những kinh nghiệm cơ bản nhất cho người làm kế toán tổng hợp
Kế toán đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Các bạn sinh viên mới ra trường sẽ làm kế toán tổng...