Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm những bước nào?
Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm tra và xác nhận về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Bài viết sau sẽ khái quát sơ lược về các bước cơ bản của một cuộc kiểm toán toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
Trong kiểm toán Báo cáo tài chính, để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán có giá trị để làm căn cứ cho kết luận của kiểm toán viên. Về tính trung thực và hợp lý của thông tin trên Báo cáo tài chính đồng thời đảm bảo tính hiệu quả, kinh tế, tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán. Kiểm toán viên phải xây dựng được quy trình cụ thể cho cuộc kiểm toán đó. Thông thường, mỗi quy trình kiểm toán được chia thành 3 bước:
- Lập kế hoạch kiểm toán, đánh giá rủi ro và biện pháp xử lý đối với rủi ro đã đánh giá
- Thực hiện kiểm toán
- Tổng hợp, kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính, đánh giá rủi ro và biện pháp xử lý
Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán. Trong đó bao gồm thời gian dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải đầy đủ, chi tiết để làm cơ sở cho chương trình kiểm toán. Trong quá trình này, bắt đầu từ thư mời kiểm toán. Kiểm toán viên sẽ tìm hiểu khách hàng với mục đích hình thành hợp đồng kiểm toán và thống nhất kế hoạch chung.
Kiểm toán viên cần thu thập các thông tin cụ thể về khách hàng, tìm hiểu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu. Thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ. Từ đó cung cấp cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá.
- Các chuẩn mực kiểm toán liên quan:
- Hợp đồng kiểm toán (CM 210, Đ 42-LKTĐL);
- Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị (CM 315);
- Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán (CM 320);
- Biện pháp xử lý của KTV đối với rủi ro đánh giá (CM 330);
- Lập kế hoạch kiểm toán (CM 300);
- Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài (CM 402).
Bước 2: Thực hiện kiểm toán
Các KTV sử dụng các phương pháp thích hợp với từng đối tượng để thu thập bằng chứng kiểm toán. Quá trình này là việc triển khai các kế hoạch, chương trình kiểm toán. Nhằm đưa ra ý kiến xác thực về tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC dựa vào các bằng chứng kiểm toán. Đây là giai đoạn các kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán được hình thành từ cơ sở chọn mẫu và đánh giá. Là thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Thủ tục kiểm toán được hình thành rất đa dạng và căn cứ vào kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Từ đó đi đến quyết định sử dụng các thủ tục khác nhau.
Các chuẩn mực kiểm toán liên quan:
- Thực hiện kiểm toán các khoản mục chủ yếu của BCTC;
- Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán (CM 450).
Bước 3: Tổng hợp, kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán
Là lúc kiểm toán viên đưa ra kết luận kiểm toán. Các kết luận này nằm trong báo cáo hoặc biên bản ghi nhớ kiểm toán. Để đưa ra được những ý kiến chính xác. Kiểm toán viên phải tiến hành các công việc cụ thể như: xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ. Xem xét tính liên tục trong hoạt động của đơn vị. Thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc…
Cuối cùng, kiểm toán viên tổng hợp kết quả, lập nên Báo cáo kiểm toán. Đồng thời có trách nhiệm giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập Báo cáo kiểm toán. Tùy theo kết quả, các kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến: Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần và Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần gồm có ba dạng là: Ý kiến kiểm toán ngoại trừ, Ý kiến kiểm toán trái ngược, và từ chối đưa ra ý kiến.
Các chuẩn mực kiểm toán liên quan:
- Báo cáo kiểm toán về BCTC (CM 700, 705, 706);
- Thông tin so sánh – Dữ liệu tương ứng và BCTC so sánh (CM 710);
- Các thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã kiểm toán (CM 720).
- Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thể hình
Bài viết cùng chuyên mục
Tìm hiểu thông tin về vị trí kế toán trưởng
Kế toán trưởng là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Vậy kế toán trưởng là gì? Quyền hạn cũng như...
Hạch toán kế toán xăng dầu
Cách hạch toán kế toán xăng dầu như thế nào? Thắc mắc này xảy ra đối với không ít các bạn...
Bản mô tả công việc của kế toán nội bộ
Bản mô tả công việc của kế toán nội bộ. Kế toán hẳn là một nghề không còn xa lạ gì với mọi...
Kế toán xây dựng cơ bản cần làm những gì
Công việc của kế toán xây dựng cơ bản là một lĩnh vực khó trong công tác kế toán. Dịch vụ kế...
Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì ?
Tìm hiểu khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? các khoản chi phí quản lý doanh...
Những kinh nghiệm cơ bản nhất cho người làm kế toán tổng hợp
Kế toán đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Các bạn sinh viên mới ra trường sẽ làm kế toán tổng...