THÀNH LẬP CÔNG TY CHỈ VỚI 999K
Thành lập công ty online
0932.068.886 - 096.3839.005 Gọi chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thành lập công ty online
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Những kinh nghiệm quý giá mà người mới làm kế toán nên biết

Bài viết chia sẻ những kinh nghiệm làm kế toán thuế . Tổng hợp thực tế cho các bạn kế toán mới đi làm. Những công việc cần làm và những điều cần chú ý khi làm kế toán Thuế - Tổng hợp. Chắc chắn sẽ giúp các bạn hiểu rõ bản chất và tự tin hơn trong công việc làm các dịch vụ kế toán.

Những công việc kế toán cần làm

1. Nếu vào làm cho DN mới thành lập

- Khi đã nhận được GP DKKD từ Nhà quản lý, bạn kiểm tra về ngày thành lập DN, kiểm tra về việc DN đã lập tờ khai Thuế Môn bài và nộp thuế Môn bài theo quy định hay chưa. Nếu chưa bạn phải là người làm công việc đó.
- Mở Tài khoản Ngân hàng: 
Việc này các bạn nên thực hiện càng sớm càng tốt (Vì hiện tại chủ yếu là Nộp tiền thuế Điện tử.  Nên phải có TK ngân hàng thì mới nộp được tiền Thuế điện tử).
Những hóa đơn trên 20tr phải Chuyển khoản. Nên việc mở Tài khoản Ngân hàng là rất cần thiết.
Chúng ta nên lựa chọn những ngân hàng có địa điểm giao dịch gần với vị trí của DN để thuận tiện cho việc giao dịch sau này.
- Thu thập toàn bộ các chứng từ về phí, lệ phí mà Nhà quản lý đã chi trả cho việc làm đăng ký kinh doanh
- Xác định xem DN thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo Phương pháp khấu trừ hay trực tiếp để kê khai thuế GTGT.
- Lựa chọn chế độ kế toán: Hiện nay có 2 là: Thông tư 133 và Thông tư 200.
Lưu ý: Khi thay đổi chế độ kế toán phải gửi Công văn lên cơ quan Thuế.
- Lựa chọn hình thức ghi sổ kế toán: Nhật ký chung, Nhật ký sổ cái, Nhật ký chứng từ, Chứng từ ghi sổ. (Thông thường chúng ta chọn hình thức Nhật ký chung).
- Xây dựng nội quy lao động, Quy chế lương thưởng ... 
Nếu DN có từ 10 lao động trở lên mà không đăng ký xây dựng, đăng ký Nội quy lao động với Sở lao động Thương binh xã hội sẽ bị phạt đó nhé)
Nếu Không có Quy chế lương thưởng thì 1 số khoản chi phí không được quy định cụ thể sẽ bị loại khi tính thuế TNDN nhé. 
- Xây dựng thang bảng lương để nộp cho Sở Lao động thương binh xã hội. Nếu các bạn không xây dựng thang bảng lương: khi Cơ quan Thuế xuống quyết toán, họ sẽ xuất toán tất cả những chi phí liên quan đến tiền lương của DN.
- Làm Hợp đồng lao động cho bản thân và cho những nhân viên khác trong DN. Bản thân các bạn làm kế toán, để các Chứng từ kế toán có chữ ký của các bạn là hợp pháp, hợp lý, hợp lệ thì các bạn phải thực hiện Hợp đồng lao động.
- Khi đã ký hợp đồng lao động với nhân viên DN phải đóng bảo hiểm cho nhân viên.
- Lựa chọn các phương pháp phục vụ cho việc hạch toán kế toán:
+ Phương pháp tính khấu hao TSCD:
Khấu hao theo đường thẳng
Khấu hao theo số lượng, sản lượng sản phẩm hoàn thành
Khấu hao theo số dư giảm dần
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho
Theo phương pháp kê khai thường xuyên
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ
+ Phương pháp tính giá hàng tồn kho – Tính giá xuất kho
NX - XT
NS – XT
Bình quân gia quyền
Bình quân liên hoàn
Thực tế đích danh
- Sử dụng hóa đơn:
Nếu DN kê khai thuế GTGT theo pp Trực tiếp: Sẽ phải sử dụng hóa đơn bán hàng. Hóa đơn này lên Chi cục thuế để mua. Nếu DN kê khai thuế GTGT theo pp KHấu trừ: Sẽ sử dụng hóa đơn GTGT đặt in hoặc tự in hoặc điện tử...
- Khi xuất hóa đơn GTGT các bạn cần chú ý 1 số vấn đề sau:
  + Viết chính xác tên Công ty, địa chỉ, MST theo giấy phép ĐKKD, có thể viết tắt: Quận thành Q, Phường thành P… nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của DN.
   + Chỉ xuất những nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh ứng với những ngành nghề đã đăng ký trên GP DKKD
  + Người đại diện pháp luật: Chính là người được quyền ký lên các Chứng từ kế toán. Trường hợp Người đại diện này đi vắng cần phải Uỷ quyền bằng văn bản về người được uỷ quyền. Tuy nhiên người được uỷ quyền này không được uỷ quyền cho người thứ 3.
- Ngoài ra còn rất nhiều việc khác phải tiếp theo nữa như: Kê khai thuế GTGT, TNCN, tạm tính thuế TNDN, báo cáo sử dụng hóa đơn ...

2. Nếu vào làm tại DN đã và đang hoạt động

 a. Trường hợp DN thay thế Nhân sự

- Các bạn cần xác định được tâm lý khi vào DN để thay thế nhân sự. Chúng ta cần phân loại nhân sự thay thế theo hướng tích cực hay tiêu cực:
- Tích cực: Nghỉ để phù hợp với việc chuyển nhà hay sinh đẻ, hay do 1 số những lý do liên quan đến cuộc sống của đối tượng nghỉ việc
- Tiêu cực: Nghỉ do bị đuổi hay do không đáp ứng được công việc, hay áp lực công việc quá lớn.
- Chủ động đặt lịch hẹn với Kế toán cũ: Mục đích thực hiện bàn giao công việc, cố gắng xây dựng tình huống hỏi kế toán cũ trường hợp hay mắc phải sai sót khi tiến hành hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và cách kinh nghiệm sửa chữa những sai sót đó,… Cố gắng xin liên lạc với kế toán cũ ở nhiều hình thức: qua điện thoại, email,…
- Bàn giao về sổ sách kế toán:
+ Hoá đơn, chứng từ kế toán, phiếu thu chi, xuất nhập ...
+ Các Báo cáo thuế và Báo cáo Tài chính
 + Hồ sơ nhân sự, Hợp đồng Lao động
+ Các giấy tờ liên quan khác
- Kiểm tra:
+ Đối với các Hoá đơn Đầu ra: Để kiểm tra cần kiểm tra trên
 Thông Báo phát hành hoá đơn: Ký hiệu, tổng số Hoá đơn thông báo phát hành
  Kiểm tra Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn.
+ Đối với các Hoá đơn Đầu vào: kiểm tra cùng với tờ khai thuế hàng tháng.
- Thông thường trên bảng kê mua vào của kỳ kê khai có bao nhiêu dòng thì kê khai đó có bấy nhiêu Hoá đơn GTGT đầu vào: các bạn phải ktra về số hiệu, số Hoá đơn và giá trị ghi trên các Hoá đơn.
- Tuy nhiên việc kiểm tra phải hợp lý với thời gian thực hiện bàn giao. Vì vậy các bạn phải sắp xếp sao cho hợp lý, tránh TH hết thời gian bàn giao mà không có được kết quả,…
Khi thực hiện lập Biên bản bàn giao các bạn cần có đầy đủ các bên xác nhận:
+ Bên bàn giao
+ Bên nhận bàn giao
+ Người thứ 3: bên chứng kiến
Lưu ý khi ghi nội dung của Biên bản bàn giao: việc các bạn kiểm tra về sổ sách kế toán chắc chắn đến đâu thì trên biên bản thể hiện rõ như vậy. Trường hợp chưa kiểm tra được tính chính xác của Hoá đơn, chứng từ thì trên Biên bản bàn giao phải ghi rõ ràng là chưa xác định tính chính xác của các Hoá đơn, chứng từ.
Cần phải kiểm tra mang tính sắc xuất của một số Hoá đơn, chứng từ từ đó đưa ra mức độ sai phạm. Trường hợp xảy ra sai sót với các Hoá đơn, chứng từ các bạn cần ghi lại những hoá đơn, chứng từ đó đồng thời trình lên nhà quản lý.( Lưu ý trước khi trình lên các bạn cần có những phương án để giải quyết cho các đối tượng sai sót đó)

b. Trường hợp DN bổ sung nhân sự

- Có thể làm các công việc độc lập song song hoặc phụ giúp cho người kế toán cũ. Trường hợp này sẽ có nhiều thuận lợi hơn cho các bạn. Bởi các bạn luôn có điểm tựa từ người kế toán cũ để học hỏi cũng như có người cho các bạn định hướng những công việc mà các bạn sẽ thực hiện khi làm tại DN.
- Tuy nhiên không phải lúc nào các bạn cũng đặt ra câu hỏi với họ, hãy tìm hiểu và tự trả lời cho những thắc mắc nghi vấn, trường hợp thật khó thì hãy đưa ra câu hỏi với họ.
Ngoài những kinh nghiệm làm kế toán thuế thực tế ở trên các bạn cũng cần phải biết rõ công việc của người kế toán thuế. Trên đây là những kinh nghiệm làm kế toán thuế thực tế được chúng tôi tổng hợp từ những người có kinh nghiệm chuyên sâu, mong sẽ giúp ích được cho bạn.
4.65 sao của 1534 đánh giá
Những kinh nghiệm quý giá mà người mới làm kế toán nên biết
Những kinh nghiệm quý giá mà người mới làm kế toán nên biết
Tài liệu kế toán Tư vấn miễn phí 0932.068.886 19/2B Thạnh Lộc 08, KP 3A,Thạnh Lộc, Quận 12, HCM
Bài viết cùng chuyên mục
Tìm hiểu thông tin về vị trí kế toán trưởng

Tìm hiểu thông tin về vị trí kế toán trưởng

Kế toán trưởng là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Vậy kế toán trưởng là gì? Quyền hạn cũng như...
Hạch toán kế toán xăng dầu

Hạch toán kế toán xăng dầu

Cách hạch toán kế toán xăng dầu như thế nào? Thắc mắc này xảy ra đối với không ít các bạn...
Bản mô tả công việc của kế toán nội bộ

Bản mô tả công việc của kế toán nội bộ

Bản mô tả công việc của kế toán nội bộ. Kế toán hẳn là một nghề không còn xa lạ gì với mọi...
Kế toán xây dựng cơ bản cần làm những gì

Kế toán xây dựng cơ bản cần làm những gì

Công việc của kế toán xây dựng cơ bản là một lĩnh vực khó trong công tác kế toán. Dịch vụ kế...
Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì ?

Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì ?

Tìm hiểu khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? các khoản chi phí quản lý doanh...
Những kinh nghiệm cơ bản nhất cho người làm kế toán tổng hợp

Những kinh nghiệm cơ bản nhất cho người làm kế toán tổng hợp

Kế toán đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Các bạn sinh viên mới ra trường sẽ làm kế toán tổng...
0932.068.886