THÀNH LẬP CÔNG TY CHỈ VỚI 999K
Thành lập công ty online
0932.068.886 - 096.3839.005 Gọi chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thành lập công ty online
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Những công việc của một nhân viên kế toán công nợ

Kế toán là công việc có nhiều nghiệp vụ kế toán khác nhau. Trong đó, nghiệp vụ kế toán công nợ là một trong những nghiệp vụ quan trọng và không thể thiếu trong doanh nghiệp. Bài viết sau đây công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp Quang Minh sẽ trình bày chi tiết từ khái niệm nghiệp vụ kế toán công nợ là gì, công việc của kế toán công nợ cho đến những kinh nghiệm chia sẻ làm kế toán công nợ. 

 

1. Kế toán công nợ là gì? 

Kế toán công nợ (Accounting Liabilities) là một phần nhỏ thuộc trong công việc của kế toán tổng hợp. Nghiệp vụ kế toán công nợ sẽ đảm nhận các công việc kế toán liên quan những khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả hay thu vào. Với những doanh nghiệp lớn, nghiệp vụ kế toán công nợ sẽ được giao riêng cho bộ phận chuyên trách. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thì thường kế toán tổng hợp sẽ đảm nhiệm luôn. Việc kiểm soát tốt hoạt động công nợ sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động trơn tru hơn và có thể tồn tại.

2. Công việc chung phải làm của kế toán công nợ

  • Nghiệp vụ kế toán công nợ cần in sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi để đối chiếu lại với kế toán tổng hợp vào cuối tháng, quý năm.
  • Giám sát kiểm tra những nội dung, điều khoản có trong hợp đồng liên quan đến điều khoản thanh toán
  • Thực hiện các công việc tạo mã, thêm mã nhà cung cấp, mã khách hàng với những khách hàng, nhà cung cấp mới. Nếu khách hàng hoặc nhà cung cấp có sự thay đổi hay chuyển nhượng thì nghiệp vụ kế toán cần sửa mã đã tạo trên.
  • Nhập mã hợp đồng vào Phần mềm quản lý Tài chính Kế toán nhằm theo dõi chặt chẽ hợp đồng của từng khách hàng.
  • Tiến hành đối chiếu công nợ chi tiết với kế toán tổng hợp vào mỗi tháng.
  • Lập bút toán kết chuyển công nợ dịch vụ, hàng hóa.
  • Tham gia trực tiếp việc thu hồi nợ đối với những khoản công nợ lâu, khó đòi.
  • Tiến hành xác nhận công nợ với các chi nhánh/công ty theo định kỳ.
  • Thực hiện các công việc như theo dõi, thông báo và xác nhận công nợ tạm ứng của nhân viên công ty
  • Nghiệp vụ kế toán công nợ cần lập báo cáo công nợ phải thu/phải trả cuối quý, cuối năm.
  • Lập bản đối chiếu công nợ để gửi cho nhà cung cấp/khách hàng có chữ ký, đóng dấu cho đối tác khi kết thúc kỳ báo cáo. Sau đó đưa biên bản báo cáo này cho kế toán tổng hợp để làm cứ cứ quyết toán thuế.
  • Lập hạn thanh toán, hạn phải thu theo cam kết có trong hợp đồng.
  • Ngoài ra, kế toán công nợ thực hiện các công việc liên quan khác được giao theo yêu cầu cấp trên.

3. Công nợ phải thu của khách hàng

a. Thế nào là các khoản nợ phải thu?

Các khoản nợ phải thu là các khoản nợ của khách hàng về hàng hóa/dịch vụ. Hàng hóa, dịch vụ đã được cung cấp cho khách hàng nhưng công ty vẫn chưa nhận được thanh toán từ khách hàng.
Các khoản nợ phải thu được thiết lập bằng cách mở rộng hạn mức tín dụng cho khách hàng
Các khoản phải thu, sẽ được báo cáo là tài sản hiện tại trên bảng cân đối kế toán của công ty. Đây được xem là tài sản lưu động, vì nó có thể sử dụng làm tài sản thế chấp nhằm đảm bảo khoản vay để giúp đáp ứng được các nghĩa vụ ngắn hạn.
Các khoản nợ phải thu là 1 phần vốn lưu động của doanh nghiệp. Việc quản lý các khoản nợ phải thu nhằm theo dõi khách hàng nào chưa thanh toán là vô cùng quan trọng, vì nó giúp doanh nghiệp cung cấp thêm vốn nhằm hỗ trợ hoạt động và giảm bớt nợ ròng của công ty.
Các khoản nợ phải thu trong doanh nghiệp là
Những khoản phải thu của khách hàng, khoản phải thu nội bộ.
Những khoản thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào được khấu trừ
Những khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược
Những khoản tạm ứng của cán bộ nhân viên công ty
Và các khoản nợ phải thu khác.

b. Nội dung công tác kế toán công nợ phải thu

Theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC, nội dung công tác kế toán các khoản nợ phải thu trong doanh nghiệp gồm có:

- Kế toán phải thu khách hàng

  • Chứng từ sử dụng: Kế toán phải thu của khách hàng bao gồm các chứng từ sử dụng như hợp đồng kinh tế, hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu xuất kho, biên bản bù trừ công nợ hay xóa nợ,….
  • Tài khoản sử dụng: Tài khoản sử dụng sẽ phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tài sản cố định. Kế toán sẽ sử dụng TK 131 để hạch toán các khoản phải thu khách hàng.

- Kế toán nợ phải thu tạm ứng

Kế toán nợ phải thu tạm ứng gồm có: Giấy đề nghị tạm ứng, các phiếu chi, báo cáo thanh toán tạm ứng và chứng từ về các khoản chi tiêu đã thực hiện bằng tiền tạm ứng.
  • Tài khoản sử dụng: Để phản ánh tình hình giao tạm ứng và các thanh toán các khoản tạm ứng, kế toán sẽ sử dụng TK 141.
  • Kế toán nợ phải thu tạm ứng: Phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, các báo cáo thanh toán tạm ứng và những chứng từ liên quan phản ánh các khoản chi tiêu được thực hiện bằng tiền tạm ứng.

c. Thế nào là các khoản nợ phải trả?

Các khoản nợ phải trả là các khoản nợ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, mua hàng mà doanh nghiệp cần phải trả cho bên chủ nợ. Phân loại theo thời gian thì các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp được chia làm hai loại là nợ dài hạn và nợ ngắn hạn.
  • Nợ ngắn hạn: Những khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả trong khoảng thời gian ngắn hạn từ 1 năm trở xuống.
  • Nợ dài hạn: Những khoản nợ và các nghĩa vụ khác liên quan về mặt tài chính mà doanh nghiệp phải trả trong thời gian 1 năm trở lên. Tính từ ngày bảng cân đối kế toán được lập.

- Nội dung công tác kế toán công nợ phải trả

Căn cứ theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC, quy định về nội dung công tác nghiệp vụ kế toán công nợ về các khoản nợ phải trả bao gồm:
Kế toán phải trả người bán
  • Chứng từ sử dụng: hợp đồng kinh tế, hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu chi/phiếu nhập kho, các hóa đơn bán hàng, giấy báo nợ,…
  • Tài khoản sử dụng: Nghiệp vụ kế toán công nợ sử dụng TK 331 “Phải trả người bán để hạch toán các khoản phải trả người bán. Tài khoản TK 331 được dùng để phản ánh tình trạng thanh toán về những khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán hàng hóa, người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng đã ký xác nhận.
Cách thức kế toán nợ phải trả người bán
Dựa theo sơ đồ 62, TK 331 kế toán công nợ sẽ nắm được cách thức hạch toán kế toán phải trả người bán.

d. Kinh nghiệm làm kế toán công nợ 

Sau đây là những kinh nghiệm để giúp bạn trở thành kế toán viên công nợ chuyên nghiệp, hoàn thành tốt công việc:
  • Đầu tiên bạn phải nắm vững kiến thức về nghiệp vụ kế toán nói chung và nghiệp vụ kế toán công nợ nói riêng
  • Kỹ năng sử dụng các phần mềm kế toán, Excel thuần thục, giỏi.
  • Kỹ năng phân tích, tham mưu và giao tiếp tốt.
Nếu bạn đáp ứng đủ những kỹ năng trên, bạn sẽ luôn hoàn thành tốt công việc của một kế toán công nợ và trở thành nhân viên đắc lực trong doanh nghiệp.
Qua bài viết về Nghiệp vụ kế toán công nợ trong doanh nghiệp, hy vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích, giúp bạn định hướng tốt công việc về Nghiệp vụ kế toán công nợ, đồng thời giúp bạn trau dồi kỹ năng để trở thành nhân viên có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công ty tư vấn Quang Minh chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ liên quan đến thành lập công ty như dịch vụ thành lập công ty giá rẻ, dịch vụ kế toán uy tín, dịch vụ khai báo thuế,... Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ trên. Chân thành cảm ơn. 
  • Currently 4.75/5
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
4.85 sao của 3153 đánh giá
Những công việc của một nhân viên kế toán công nợ
Những công việc của một nhân viên kế toán công nợ
Tài liệu kế toán Tư vấn miễn phí 0932.068.886 19/2B Thạnh Lộc 08, KP 3A,Thạnh Lộc, Quận 12, HCM
Bài viết cùng chuyên mục
Tìm hiểu thông tin về vị trí kế toán trưởng
Tìm hiểu thông tin về vị trí kế toán trưởng
Kế toán trưởng là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Vậy kế toán trưởng là gì? Quyền hạn cũng như...
Hạch toán kế toán xăng dầu
Hạch toán kế toán xăng dầu
Cách hạch toán kế toán xăng dầu như thế nào? Thắc mắc này xảy ra đối với không ít các bạn...
Bản mô tả công việc của kế toán nội bộ
Bản mô tả công việc của kế toán nội bộ
Bản mô tả công việc của kế toán nội bộ. Kế toán hẳn là một nghề không còn xa lạ gì với mọi...
Kế toán xây dựng cơ bản cần làm những gì
Kế toán xây dựng cơ bản cần làm những gì
Công việc của kế toán xây dựng cơ bản là một lĩnh vực khó trong công tác kế toán. Dịch vụ kế...
Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì ?
Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì ?
Tìm hiểu khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? các khoản chi phí quản lý doanh...
Những kinh nghiệm cơ bản nhất cho người làm kế toán tổng hợp
Những kinh nghiệm cơ bản nhất cho người làm kế toán tổng hợp
Kế toán đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Các bạn sinh viên mới ra trường sẽ làm kế toán tổng...
0932.068.886