Kế toán trưởng và kiểm tra kế toán
1. Kế toán trưởng
Kế toán trưởng là một chức danh nghề nghiệp dành cho chuyên gia kế toán có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chức đạo đức tết và có năng lực tổ chức công tác kế toán trong phạm vi đảm nhiệm.
Kế toán trưởng có vị trí quan trọng không chỉ trong chỉ đạo công tác kế toán mà còn trong cả lĩnh vực quản lý kinh doanh, vì thế chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về kế toán trưởng được quy định rõ trong Luật Kế toán.
Theo Luật Kế toán:
* Kế toán trưng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị bao gồm:
– Thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
– Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
– Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
– Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
* Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước,hoặc đơn vị sự nghiệp, tồ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước ngoài nhiệm vụ quy định nêu trên còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán.
* Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán, trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.
Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn: Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán và phải thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.
Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn sau đây:
– Bảo đảm các tiêu chuẩn quy định đối với người làm kế toán: Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết có ý thức chấp hành pháp luật; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
– Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên.
– Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp.
– Người làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng.
Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng:
– Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán.
– Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định.
– Lập báo cáo tài chính.
– Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
– Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, ngoài các quyền đã quy định nêu trên còn có quyền:
+ Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ
+ Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng.
+ Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định.
+ Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện các vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
2. Kiểm tra kế toán
Kiểm tra kế toán là một biện pháp đảm bảo cho các quy định về kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, số liệu kế toán được chính xác, trung thực.
Thông qua kiểm tra kế toán các cơ quan chủ quản cấp trên và các cơ quan chức năng của nhà nước thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động của các đơn vị.
Theo quy định, thủ trưởng và kế toán trưởng đơn vị phải thường xuyên kiểm tra kế toán trong nội bộ đơn vị Các cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính kiểm tra kế toán ở các đơn vị theo chế độ kiểm tra kế toán.
Kiểm tra kế toán phải được thực hiện thường xuyên, liên tục có hệ thống. Mọi thời kỳ hoạt động của đơn vị đều phải được kiểm tra kế toán.
Mỗi đơn vị kế toán độc lập phải được cơ quan chủ quản kiểm tra kế toán ít nhất mỗi năm một lần và nhất thiết phải được tiến hành trước khi xét duyệt quyết toán năm của đơn vị. Các cuộc thanh tra, kiểm tra kinh tế tài chính phải bắt đầu từ việc kiểm tra kế toán.
Nội dung kiểm tra kế toán là kiểm tra việc tính toán, ghi chép, phản ánh của các chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán; kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ kế toán tài chính, việc tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán, việc chỉ đạo công tác kế toán và việc thực hiện nghĩa vụ quyền hạn của kế toán trưởng.
Quy định cụ thể trong Luật Kế toán về công tác kiểm tra kế toán như sau:
Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền và không quá một lần kiểm tra cùng một nội dung trong một năm. Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết đỉnh của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Nội dung kiểm tra kế toán gồm:
+ Kiểm tra việc thực hiện các nội dung công tác kế toán.
+ Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán.
+ Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán.
+ Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.
Nội dung kiểm tra kế toán phải được xác định trong quyết định kiểm tra.
– Quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra kế toán:
+ Khi kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải xuất trình quyết định kiểm tra kế toán. Đoàn kiểm tra kế toán có quyền yêu cầu đơn vị kế toán được kiểm tra cung cấp tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra kế toán và giải trình khi cần thiết.
+ Khi kết thúc kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải lập biên bản kiểm tra kế toán và giao cho đơn vị kế toán được kiểm tra một bản; nếu phát hiện có vi phạm pháp luật về kế toán thì xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Trưởng đoàn kiểm tra kế toán phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra.
+ Đoàn kiểm tra kế toán phải tuân thủ trình tự, nội dung, phạm vi và thời gian kiểm tra, không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường và không được sách nhiễu đơn vị kế toán được kiểm tra.
– Trách nhiệm và quyền của đơn vị kế toán:
+ Cung cấp cho đoàn kiểm tra kế toán tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra và giải trình các nội dung theo yêu cầu của đoàn kiểm tra.
+ Thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.
– Đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán có quyền:
+ Từ chối kiểm tra nếu thấy việc kiểm tra không đúng thẩm quyền hoặc nội dung kiểm tra trái với quy định.
+ Khiếu nại về kết luận của đoàn kiểm tra kế toán với cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán; trường hợp không đồng ý với kết luận của cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trên đây là thông tin về kế toán trường và kiểm tra kế toán nếu có gì thắc xin liên hệ chúng tôi để giải đáp thắc mắc nhé!
Bài viết cùng chuyên mục
Tìm hiểu thông tin về vị trí kế toán trưởng
Kế toán trưởng là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Vậy kế toán trưởng là gì? Quyền hạn cũng như...
Hạch toán kế toán xăng dầu
Cách hạch toán kế toán xăng dầu như thế nào? Thắc mắc này xảy ra đối với không ít các bạn...
Bản mô tả công việc của kế toán nội bộ
Bản mô tả công việc của kế toán nội bộ. Kế toán hẳn là một nghề không còn xa lạ gì với mọi...
Kế toán xây dựng cơ bản cần làm những gì
Công việc của kế toán xây dựng cơ bản là một lĩnh vực khó trong công tác kế toán. Dịch vụ kế...
Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì ?
Tìm hiểu khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? các khoản chi phí quản lý doanh...
Những kinh nghiệm cơ bản nhất cho người làm kế toán tổng hợp
Kế toán đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Các bạn sinh viên mới ra trường sẽ làm kế toán tổng...