THÀNH LẬP CÔNG TY CHỈ VỚI 999K
Thành lập công ty online
0932.068.886 - 096.3839.005 Gọi chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thành lập công ty online
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Kế toán tổng hợp và kế toán nội bộ: Liệu mọi người đã hiểu đúng?

Kế toán tổng hợp và kế toán nội bộ là hai vị trí công việc phổ biến ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, luôn được tuyển dụng nhiều nhất. Tuy nhiên có khá nhiều người chưa thể phân biệt công việc của hai vị trí kế toán này. Do vậy hôm nay công ty tư vấn Quang Minh chuyên tư vấn về thành lập doanh nghiệp sẽ giúp các bạn hiểu thêm về công việc của kế toán nội bộ và kế toán tổng hợp

1. Kế toán tổng hợp

1.1. Kế toán tổng hợp là gì?

Kế toán tổng hợp và kế toán nội bộ: Liệu mọi người đã hiểu đúng?

Kế toán tổng hợp được hiểu là một bộ phận ghi chép, thu thập, xử lý, tổng hợp, kiểm tra dữ liệu từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về toàn bộ số liệu từ chi tiết đến tổng hợp trên sổ sách kế toán.

1.2. Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán tổng hợp

Công việc của nhân viên kế toán tổng hợp tùy theo yêu cầu trong quy chế của mỗi doanh nghiệp sẽ có sự khác biệt, cụ thể những công việc chính như sau:

1.2.1 Thu thập chứng từ phát sinh (kiểm tra tính hợp lý của chứng từ)

Tập hợp các hóa đơn đầu vào, xuất hóa đơn GTGT đầu ra của doanh nghiệp. Kiểm tra tính chính xác, hợp lý các thông tin trên hóa đơn bao gồm:

  • Đối với hóa đơn mua hàng: thông tin tên, địa chỉ, mã số thuế của doanh nghiệp mình, tên hàng hóa, số tiền, thuế suất xem chính xác hay chưa, hóa đơn giấy viết tay phải đầy đủ con dấu, chữ ký thủ trưởng, người bán hàng. Hóa đơn không được có dấu hiệu dập, xóa, sửa chữa.
  • Đối với hóa đơn bán ra cần kiểm tra kỹ các thông tin tên, địa chỉ, mã số thuế của khách hàng, tên hàng hóa, số tiền, thuế suất.

1.2.2 Xử lý, kiểm tra và cân đối các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ 

  • Kiểm tra các định khoản của nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên và báo cáo theo tháng, quý, năm.
  • Kiểm tra, rà soát sự cân đối giữa các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán, bảng cân đối số phát sinh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
  • Đối chiếu số liệu của các báo cáo chi tiết so với báo cáo tổng hợp: Kiểm tra giá trị tồn kho của Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho hàng hóa so với dư Nợ tài khoản 156 trên bảng cân đối số phát sinh; dự nợ TK 111 phải khớp với số dư cuối kì của sổ quỹ tiền mặt, giá trị tồn kho của nguyên vật liệu cần phải khớp với dư Nợ TK 152 trên bảng cân đối số phát sinh,… Nếu có sai sót cần điều chỉnh số liệu đúng, kịp thời trước khi nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế.
  • Kiểm tra về hạch toán trích khấu hao tài sản cố định đúng theo thông tư 45/2013 về trích tài sản cố định; sự cân đối giữa chỉ tiêu 214 so với giá trị hao mòn lũy kế; trên bảng trích khấu hao tài sản cố định.
  • Đối chiếu việc hạch toán chi tiết TK 142 và TK 242 so với Bảng phân bổ công cụ dụng cụ theo kì báo cáo đã khớp số liệu chưa; từ đó có hướng xử lý kịp thời trước khi nộp báo cáo tài chính.
  • Xác định hoặc đề xuất trích lập dự phòng, xử lý công nợ phải thu khó đòi
  • Tính giá thành, hạch toán giá thành
  • Lập báo cáo thuế theo quy định. Kiểm tra báo cáo thuế tháng hoặc quý đã đúng chưa; và có khớp với dư Nợ TK 133 hoặc dư có TK 3331 hay không

1.2.3. Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thống kê

  • Kiểm tra hạch toán tình hình nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
  • Lập báo cáo tài chính  năm để nộp cho cơ quan thuế.
  • Tham gia trong việc giải trình, quyết toán thuế tại đơn vị, điều chỉnh các nghiệp vụ kinh tế sau khi cơ quan thuế quyết toán xuất toán chi phí 
  • Kiến nghị , đề xuất các biện pháp khắc phục

1.2.4. Quản lý, lưu trữ các loại sổ sách chứng từ kế toán

  • Kiểm tra kế toán chi tiết, in đầy đủ sổ kế toán tổng hợp, chi tiết; cũng như các báo cáo khác liên quan tùy thuộc vào mô hình hoạt động của doanh nghiệp đó.
  • Lưu trữ hồ sơ theo quy định bản cứng cũng như dữ liệu bản mềm hồ sơ kế toán của doanh nghiệp.

1.3. Mẫu sổ sách kế toán tổng hợp 

Sổ sách kế toán tổng hợp thường có hai sổ chính là sổ nhật ký chung và sổ cái các tài khoản. Ngoài ra kế toán tổng hợp còn cần có các loại sổ như: Sổ tổng hợp nhập – xuất- tồn hàng hóa, sổ tổng hợp công nợ phải thu, phải trả; sổ chi tiết các tài khoản, sổ chi tiết từng loại hàng hóa, sổ chi tiết phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp,..vv. 

Dưới đây là hai mẫu sổ kế toán tổng hợp  phổ biến nhất mà các doanh nghiệp thường áp dụng theo thông tư 200 và thông tư số 133 của Bộ tài chính ban hành.

Kế toán tổng hợp và kế toán nội bộ: Liệu mọi người đã hiểu đúng?Mẫu sổ Nhật ký chung theo TT 133/2016/TT-BTC

Kế toán tổng hợp và kế toán nội bộ: Liệu mọi người đã hiểu đúng?

Mẫu sổ cái tài khoản theo thông tư 200/2014/TT-BTC

2. Kế toán nội bộ

2.1. Kế toán nội bộ trong doanh nghiệp là gì?

Ngoài ra, kế toán nội bộ còn thực hiện các công việc nội bộ theo yêu cầu của ban giám đốc, tập hợp các phát sinh thực tế, bao gồm cả những phát sinh liên quan đến thanh toán nhưng không có hóa đơn, chứng từ, qua quá trình tổng hợp để đưa ra báo cáo tình hình thực tế theo yêu cầu của doanh nghiệp.  

2.2. Các công việc của kế toán nội bộ

Kế toán tổng hợp và kế toán nội bộ: Liệu mọi người đã hiểu đúng?

Kế toán nội bộ sẽ phải ghi chép lại các hoạt động phát sinh thực tế hàng ngày của doanh nghiệp, có thể cụ thể hóa như sau:

  • Lập phiếu thu, phiếu chi, quản lý quỹ tiền mặt (nếu kiêm thủ quỹ), cân đối các chi phí văn phòng.
  • Tập hợp dữ liệu theo dõi chi phí, bao gồm cả các chi phí có hóa đơn chứng từ và không có hóa đơn chứng từ.
  • Giao dịch ngân hàng: Nộp, rút tiền mặt, ủy nhiệm chi, làm các hồ sơ giải ngân vay vốn.
  • Lập các báo cáo về công nợ phải thu, phải trả, theo dõi công nợ và tình hình thanh toán hoặc đòi nợ đúng hạn.
  • Theo dõi các khoản liên quan đến bảo hiểm.
  • Lập phiếu nhập, phiếu xuất, lên báo cáo nhập xuất tồn hàng hóa thực tế theo kỳ báo cáo.
  • Chấm công, tính lương, thanh toán lương, theo dõi hợp đồng lao động (đối với 1 số doanh nghiệp thì sẽ có bộ phận nhân sự đảm trách việc chấm công và quản lý hợp đồng lao động).
  • Kiểm tra hóa đơn đầu vào, đầu ra, nhập liệu vào phần mềm kế toán hàng tháng.
  • Tổng hợp báo cáo theo yêu cầu, hỗ trợ cho kế toán tổng hợp.
  • Kiểm soát doanh thu, chi phí để đảm bảo các khoản doanh thu, chi phí đã được ghi nhận đúng.
  • Kiểm tra số lượng hoá hoá cũng như chủng loại, mẫu mã, phụ kiện đi kèm, giá bán và thời hạn thanh toán.
  • Kiểm soát nội bộ, giám sát mọi hoạt động liên quan đến tài chính của công ty, chất lượng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc, TSCĐ, kiến nghị sửa chữa, mua sắm mới khi cần.

2.3. Mẫu sổ sách kế toán nội bộ

Sổ sách của kế toán nội bộ thông thường có thể sẽ không giống với sổ sách của kế toán tổng hợp và kế toán thuế, không có quy chuẩn nào rõ ràng cho mẫu sổ kế toán nội bộ. 

Sổ sách kế toán nội bộ được lập dựa trên các nghiệp vụ phát sinh thực tế, do vậy thông thường kế toán nội bộ sẽ hạch toán các nghiệp vụ và tổng hợp số liệu. Tùy theo yêu cầu của ban lãnh đạo doanh nghiệp cần cung cấp các sổ như: sổ quỹ thu chi nội bộ, sổ quản lý công nợ, sổ tổng hợp hàng hóa nhập xuất tồn, báo cáo tài chính nội bộ,…

3. So sánh kế toán tổng hợp và kế toán nội bộ

3.1. Công việc của kế toán tổng hợp và kế toán nội bộ

Kế toán tổng hợp và kế toán nội bộ đều là những vị trí quan trọng cung cấp các số liệu để đưa ra định hướng phát triển cho doanh nghiệp. Tuy nhiên về phạm vi công việc hai vị trí kế toán này có 1 số điểm khác biệt như sau:

Tiêu chí Kế toán tổng hợp Kế toán nội bộ
Về công việc Ghi chép, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thể hiện qua các tài khoản kế toán, sổ kế toán tổng hợp, BCTC, BC thuế. Ghi chép, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế nội bộ doanh nghiệp, đưa ra các báo cáo theo yêu cầu của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Cơ quan làm việc – Cơ quan bên ngoài: thuế, bảo hiểm, thống kê,…

– Bên trong: ban lãnh đạo, các phòng ban liên quan

Trong nội bộ doanh nghiệp.
Sổ sách kế toán Sổ sách theo các thông tư quy định của cơ quan thuế. Sổ sách tùy theo yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp.

3.2. Kỹ năng cần thiết của kế toán tổng hợp và kế toán nội bộ

Kế toán tổng hợp là người ngoài kiến thức về chuyên môn, am hiểu các nghiệp vụ kế toán thì đòi hỏi phải có kỹ năng kiểm tra và tổng hợp số liệu, kỹ năng lập báo cáo, kỹ năng phân tích. 

Kế toán tổng hợp cần có sự hiểu biết bao quát toàn bộ quy trình kế toán của doanh nghiệp, sự am hiểu các quy định về báo cáo tài chính và thuế cũng như khả năng phối hợp công việc các nhân viên trong bộ phận kế toán. 

  • Người làm kế toán tổng hợp phải am hiểu các phần hành nhưng  không có nghĩa là người làm hết các công việc của phòng kế toán mà là người điều phối phòng kế toán (sau kế toán trưởng).
  • Người làm kế toán nội bộ thì ngoài kiến thức chuyên môn, cần phải luôn trau dồi thêm các kỹ năng mềm khác, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp dành cho công việc bán hàng, đòi nợ,…

Bên cạnh đó, công ty Quang Minh chúng tôi còn hỗ trợ các doanh nghiệp các dịch vụ về thành lập công ty như dịch vụ tư vấn thành lập công ty, dịch vụ kế toán uy tín và dịch vụ khai báo thuế theo quy định của pháp luật. Nếu quý khách hàng có nhu cầu khởi nghiệp và giải quyết các vấn đề liên quan xin hãy liên hệ để được hỗ trợ.

  • Currently 4.72/5
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
4.75 sao của 783 đánh giá
Kế toán tổng hợp và kế toán nội bộ: Liệu mọi người đã hiểu đúng?
Kế toán tổng hợp và kế toán nội bộ: Liệu mọi người đã hiểu đúng?
Tài liệu kế toán Tư vấn miễn phí 0932.068.886 19/2B Thạnh Lộc 08, KP 3A,Thạnh Lộc, Quận 12, HCM
Bài viết cùng chuyên mục
Tìm hiểu thông tin về vị trí kế toán trưởng
Tìm hiểu thông tin về vị trí kế toán trưởng
Kế toán trưởng là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Vậy kế toán trưởng là gì? Quyền hạn cũng như...
Hạch toán kế toán xăng dầu
Hạch toán kế toán xăng dầu
Cách hạch toán kế toán xăng dầu như thế nào? Thắc mắc này xảy ra đối với không ít các bạn...
Bản mô tả công việc của kế toán nội bộ
Bản mô tả công việc của kế toán nội bộ
Bản mô tả công việc của kế toán nội bộ. Kế toán hẳn là một nghề không còn xa lạ gì với mọi...
Kế toán xây dựng cơ bản cần làm những gì
Kế toán xây dựng cơ bản cần làm những gì
Công việc của kế toán xây dựng cơ bản là một lĩnh vực khó trong công tác kế toán. Dịch vụ kế...
Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì ?
Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì ?
Tìm hiểu khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? các khoản chi phí quản lý doanh...
Những kinh nghiệm cơ bản nhất cho người làm kế toán tổng hợp
Những kinh nghiệm cơ bản nhất cho người làm kế toán tổng hợp
Kế toán đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Các bạn sinh viên mới ra trường sẽ làm kế toán tổng...
0932.068.886