THÀNH LẬP CÔNG TY CHỈ VỚI 999K
Thành lập công ty online
0932.068.886 - 096.3839.005 Gọi chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thành lập công ty online
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Kế toán công ty chứng khoán

Thông tư 210 quy định các nội dung liên quan đến chứng từ kế toán, tài khoản kế toán và phương pháp kế toán, sổ kế toán, mẫu Báo cáo tài chính, phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính áp dụng đối với công ty chứng khoán (CTCK) thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Tại Điều 3, Thông tư quy định, CTCK tuân thủ nguyên tắc kế toán và phương pháp kế toán quy định tại Luật Kế toán, các Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp Quang Minh sẽ hướng dẫn các bạn những nghiệp vụ trong công việc kế toán công ty chứng khoán trên thị trường niêm yết.

1. Xác định vị trí từng nghiệp vụ tài khoản kế toán sau:

+ Đổi tên Tài khoản 121 – “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” thành “Chứng khoán thương mại”. + Tài khoản 121 có 4 tài khoản cấp 2:

  • Tài khoản 1211 – Cổ phiếu.
  • Tài khoản 1212 – Trái phiếu.
  • Tài khoản 1213 – Chứng chỉ quỹ.
  • Tài khoản 1218 – Chứng khoán khác.

+ Đổi tên Tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” thành “Doanh thu”. + Tài khoản 511 có 8 Tài khoản cấp 2:

  • Tài khoản 5111 – Doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán.
  • Tài khoản 5112 – Doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn.
  • Tài khoản 5113 – Doanh thu bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán.
  • Tài khoản 5114 – Doanh thu hoạt động tư vấn.
  • Tài khoản 5115 – Doanh thu lưu ký chứng khoán.
  • Tài khoản 5116 – Doanh thu hoạt động uỷ thác đấu giá.
  • Tài khoản 5117 – Doanh thu cho thuê sử dụng tài sản.
  • Tài khoản 5118 – Doanh thu khác.

+ Đổi tên Tài khoản 532 – “Giảm giá hàng bán” thành “Các khoản giảm trừ doanh thu”. + Đổi tên Tài khoản 631 – “Giá thành sản xuất” thành “Chi phí hoạt động kinh doanh”. + Tài khoản 631 có 8 Tài khoản cấp 2:

  • Tài khoản 6311 – Chi phí hoạt động môi giới chứng khoán.
  • Tài khoản 6312 – Chi phí hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn.
  • Tài khoản 6313 – Chi phí bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán.
  • Tài khoản 6314 – Chi phí hoạt động tư vấn.
  • Tài khoản 6315 – Chi phí hoạt động lưu ký chứng khoán.
  • Tài khoản 6316 – Chi phí dự phòng.
  • Tài khoản 6317 – Chi phí cho thuê sử dụng tài sản.
  • Tài khoản 6318 – Chi phí khác.

+ Đổi tên Tài khoản 002 – “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công” thành “Vật tư, chứng chỉ có giá nhận giữ hộ”. + Đổi tên Tài khoản 003 – “Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược” thành “Tài sản nhận ký cược”. Bổ sung 17 Tài khoản cấp 1 so với Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC + Tài khoản 117 – Tiền gửi về bán chứng khoán bảo lãnh phát hành + Tài khoản 118 – Tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán Tài khoản 118 có 3 Tài khoản cấp 2:

  • Tài khoản 1181 – Tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán của công ty chứng khoán.
  • Tài khoản 1182 – Tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong nước.
  • Tài khoản 1183 – Tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài.

+ Tài khoản 135 – Phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán Tài khoản 135 có 5 Tài khoản cấp 2:

  • Tài khoản 1351 – Phải thu của Sở (Trung tâm) giao dịch chứng khoán.
  • Tài khoản 1352 – Phải thu của khách hàng về giao dịch chứng khoán.
  • Tài khoản 1353 – Phải thu của tổ chức phát hành (bảo lãnh phát hành) chứng khoán.
  • Tài khoản 1355 – Phải thu Trung tâm lưu ký chứng khoán.
  • Tài khoản 1358 – Phải thu thành viên khác.

+ Tài khoản 224 – Đầu tư chứng khoán dài hạn + Tài khoản 224 có 2 Tài khoản cấp 2:

  • Tài khoản 2241 – Chứng khoán sẵn sàng để bán.
  • Tài khoản 2242 – Chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn.

+ Tài khoản 245 – Tiền nộp Quỹ hỗ trợ thanh toán + Tài khoản 245 có 3 Tài khoản cấp 2:

  • Tài khoản 2451 – Tiền nộp ban đầu.
  • Tài khoản 2452 – Tiền nộp bổ sung hàng năm.
  • Tài khoản 2453 – Tiền lãi phân bổ hàng năm.

+ Tài khoản 321 – Thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán + Tài khoản 322 – Phải trả hộ cổ tức, gốc và lãi trái phiếu. + Tài khoản 324 – Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn + Tài khoản 324 có 2 Tài khoản cấp 2:

  • Tài khoản 3241 – Nhận ký quỹ ngắn hạn của nhà đầu tư.
  • Tài khoản 3248 – Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn khác.

+ Tài khoản 325 – Phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán + Tài khoản 325 có 5 Tài khoản cấp 2:

  • Tài khoản 3251 – Phải trả Sở (Trung tâm) GDCK.
  • Tài khoản 3252 – Phải trả vay Quỹ hỗ trợ thanh toán của các thành viên khác.
  • Tài khoản 3253 – Phải trả về chứng khoán giao, nhận đại lý phát hành.

+ Tài khoản 3253 có 2 Tài khoản cấp 3: + Tài khoản 32531 – Phải trả giao dịch chứng khoán. + Tài khoản 32532 – Phải trả phí phát hành.

  • Tài khoản 3255 – Phải trả Trung tâm lưu ký chứng khoán.
  • Tài khoản 3258 – Phải trả tổ chức, cá nhân khác.
  • Tài khoản 327 – Phải trả tổ chức phát hành chứng khoán
  • Tài khoản 353 – Dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư
  • Tài khoản 637 – Chi phí trực tiếp chung
  • Tài khoản 637 có 5 Tài khoản cấp 2:
  • Tài khoản 6371 – Chi phí nhân viên trực tiếp.
  • Tài khoản 6372 – Chi phí vật tư, đồ dùng.
  • Tài khoản 6373 – Chi phí khấu hao TSCĐ.
  • Tài khoản 6374 – Chi phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
  • Tài khoản 6378 – Chi phí bằng tiền khác.
  • Tài khoản 012 – Chứng khoán lưu ký
  • Tài khoản 013 – Chứng khoán lưu ký công ty đại chúng chưa niêm yết
  • Tài khoản 014 – Chứng khoán chưa lưu ký của khách hàng
  • Tài khoản 015 – Chứng khoán chưa lưu ký của công ty chứng khoán

+ Tài khoản 017 – Chứng khoán nhận uỷ thác đấu giá +Không sử dụng một số tài khoản kế toán sau:

  • Tài khoản 151 – Hàng mua đang đi đường.
  • Tài khoản 155 – Thành phẩm.
  • Tài khoản 156 – Hàng hoá.
  • Tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán.
  • Tài khoản 158 – Hàng hóa kho bảo thuế.
  • Tài khoản 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
  • Tài khoản 161 – Chi sự nghiệp.
  • Tài khoản 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả.
  • Tài khoản 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng.
  • Tài khoản 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB.
  • Tài khoản 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp.
  • Tài khoản 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
  • Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
  • Tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại.
  • Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại.
  • Tài khoản 611 – Mua hàng.
  • Tài khoản 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
  • Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
  • Tài khoản 623 – Chi phí sử dụng máy thi công.
  • Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung.
  • Tài khoản 635 – Chi phí tài chính.
  • Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng.

(Danh mục Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho công ty chứng khoán sau khi sửa đổi, bổ sung – Phụ lục số 01).  + Hướng dẫn một số nội dung các tài khoản bổ sung áp dụng cho công ty chứng khoán

  • Tài khoản 117 – Tiền gửi về bán chứng khoán bảo lãnh phát hành
  • Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tài khoản tiền gửi thu được do bán chứng khoán bảo lãnh phát hành tại ngân hàng chỉ định do tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán thực hiện (kể cả do bảo lãnh phụ, hoặc đại lý bán chứng khoán thực hiện).
  • Tài khoản này chỉ sử dụng ở công ty chứng khoán có hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán (bảo lãnh chính hoặc phụ); không sử dụng tài khoản này ở đơn vị đại lý bán chứng khoán.

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 117- Tiền gử về bán chứng khoán bảo lãnh pháp hành: Bên Nợ:

  • Phản ánh số tiền bán chứng khoán do công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán thực hiện gửi vào tài khoản tiền gửi về bán chứng khoán bảo lãnh phát hành tại ngân hàng;
  • Phản ánh số tiền bán chứng khoán do các công ty đại lý bán chứng khoán bảo lãnh phát hành thực hiện gửi vào tài khoản tiền gửi về bán chứng khoán bảo lãnh phát hành tại ngân hàng.
  • Bên Có:
  • Phản ánh số tiền thực chuyển trả cho tổ chức phát hành chứng khoán sau khi quyết toán với tổ chức phát hành chứng khoán;
  • Phản ánh số chiết khấu trên giá phát hành chứng khoán mà tổ chức phát hành chứng khoán chấp nhận trả cho công ty chứng khoán thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Số dư bên Nợ: Số tiền gửi về bán chứng khoán bảo lãnh phát hành hiện còn tại ngân hàng.

2.  Phương pháp hạch toán kế toán và một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: 

– Khi người mua chứng khoán trên thị trường sơ cấp chuyển tiền mua chứng khoán phát hành đến ngân hàng chỉ định nơi mở tài khoản Tiền gửi về bán chứng khoán bảo lãnh phát hành của tổ chức phát hành chứng khoán do công ty chứng khoán trực tiếp phát hành, thì ngân hàng chỉ định phải làm các thủ tục ghi nhận tiền vào tài khoản tiền gửi theo quy định và gửi giấy báo có, hoặc sổ phụ ngân hàng cho công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán về số tiền nhận được.

Công ty thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán căn cứ vào giấy báo có, hoặc sổ phụ ngân hàng này, ghi: Nợ TK 117 – Tiền gửi về bán chứng khoán bảo lãnh phát hành Có TK 327 – Phải trả tổ chức phát hành chứng khoán. – Khi đại lý bán chứng khoán phát hành chuyển tiền đến ngân hàng chỉ định mở tài khoản tiền gửi của tổ chức phát hành chứng khoán, thì ngân hàng chỉ định phải làm các thủ tục ghi nhận tiền vào tài khoản tiền gửi theo quy định và gửi giấy báo có, hoặc sổ phụ ngân hàng cho công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành chứng khoán về số tiền nhận được của đại lý.

Căn cứ vào giấy báo có, hoặc sổ phụ ngân hàng này, ghi: Nợ TK 117 – Tiền gửi về bán chứng khoán bảo lãnh phát hành Có TK 325 – Phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán (3253). – Trường hợp công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán bán lẻ chứng khoán cho nhà đầu tư bằng tiền mặt, ghi: Nợ TK111 – Tiền mặt Có TK 327 – Phải trả tổ chức phát hành chứng khoán. – Đồng thời, công ty chứng khoán phải chuyển số tiền mặt thu được về bán chứng khoán cho tổ chức phát hành vào tài khoản tiền gửi của tổ chức phát hành chứng khoán tại ngân hàng chỉ định, ghi: Nợ TK 117 – Tiền gửi về bán chứng khoán bảo lãnh phát hành Có TK 111 – Tiền mặt. – Khi đơn vị nhận đại lý bán chứng khoán phát hành quyết toán với công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán về số chứng khoán phát hành mà đại lý đã bán, ghi: Nợ TK 325 – Phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán (3253) Có TK 327 – Phải trả tổ chức phát hành chứng khoán. – Khi công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán quyết toán với tổ chức phát hành chứng khoán về số chứng khoán bảo lãnh phát hành đã bán (quyết toán toàn bộ số chứng khoán do bản thân công ty chứng khoán và đại lý thực hiện), đồng thời thực hiện việc chuyển tiền cho tổ chức phát hành chứng khoán, ghi: Nợ TK 327 – Phải trả tổ chức phát hành chứng khoán Có TK 117 – Tiền gửi về bán chứng khoán bảo lãnh phát hành. – Trường hợp tổ chức phát hành chứng khoán đồng ý thanh toán khoản chiết khấu trên giá phát hành chứng khoán từ tài khoản tiền gửi bán chứng khoán bảo lãnh phát hành của tổ chức phát hành chứng khoán do công ty chứng khoán quản lý.

Khi chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi bán chứng khoán bảo lãnh phát hành của tổ chức phát hành chứng khoán về tài khoản tiền gửi ngân hàng của công ty, ghi: Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng Có TK 117 – Tiền gửi về bán chứng khoán bảo lãnh phát hành. – Đồng thời, công ty chứng khoán xác định doanh thu bảo lãnh phát hành chứng khoán trên số chiết khấu chứng khoán phát hành được hưởng khi quyết toán với tổ chức phát hành chứng khoán, ghi: Nợ TK 327 – Phải trả tổ chức phát hành chứng khoán Có TK 511 – Doanh thu (5113) Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp NSNN (3331 – Nếu có). – Trường hợp công ty chứng khoán cam kết mua toàn bộ số chứng khoán phát hành còn lại, ghi:  Khi chuyển tiền mua số chứng khoán còn lại vào tài khoản tiền gửi của tổ chức phát hành chứng khoán tại ngân hàng chỉ định, ghi: Nợ TK 117 – Tiền gửi về bán chứng khoán bảo lãnh phát hành Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng. – Khi công ty chứng khoán thực nhận chứng khoán lưu ký về chứng khoán bảo lãnh phát hành mua nốt số chứng khoán còn lại, ghi: Nợ các TK 121, 224 Có TK 327 – Phải trả tổ chức phát hành chứng khoán. – Đồng thời ghi tăng chứng khoán lưu ký của công ty tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán): Theo dõi cả số lượng và giá trị. Giá trị được ghi theo mệnh giá của chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu) mua vào: Nợ TK 012 – Chứng khoán lưu ký (0121 – Chứng khoán giao dịch) (01211 – Chứng khoán giao dịch của thành viên lưu ký). – Khi công ty chứng khoán nhận phí bảo lãnh chứng khoán được hưởng theo cam kết của hợp đồng bảo lãnh phát hành chứng khoán, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131 Có TK 511 – Doanh thu (5113). – Tài khoản 118 – Tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán – Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình biến động về số tiền của công ty chứng khoán, của nhà đầu tư tại tài khoản của công ty chứng khoán mở ở ngân hàng chỉ định để sẵn sàng tham gia thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán.

*Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 118 tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán: 

Bên Nợ:

– Các khoản tiền của công ty chứng khoán, nhà đầu tư tại ngân hàng chỉ định chuẩn bị sẵn sàng tham gia thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán (Sau đây gọi tắt là Trung tâm LKCK).

– Các khoản tiền của công ty chứng khoán, nhà đầu tư nhận được sau thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán tại ngân hàng chỉ định.

Bên Có:

– Các khoản tiền của công ty chứng khoán, của nhà đầu tư chuyển vào tài khoản của Trung tâm LKCK tại ngân hàng chỉ định để tham gia thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán.

3. Phương pháp hạch toán kế toán và một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: 

Khi công ty chứng khoán chuyển tiền của công ty chứng khoán hoặc tiền từ tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư vào tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán tại ngân hàng chỉ định để chuẩn bị sẵn sàng tham gia thanh toán bù trừ giao dịch mua chứng khoán tại Trung tâm LKCK, ghi:

Nợ TK 118 – Tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán(1181, 1182, 1183)

Có các TK 111, 112.

– Căn cứ vào lệnh chuyển tiền của Trung tâm LKCK khi ngân hàng chỉ định trích số tiền phải thanh toán theo kết quả thanh toán bù trừ mua chứng khoán từ tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán của công ty chứng khoán hoặc của nhà đầu tư chuyển vào tài khoản thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán của Trung tâm LKCK mở tại ngân hàng chỉ định để thanh toán giao dịch mua chứng khoán của công ty chứng khoán hoặc của nhà đầu tư, ghi:

Nợ TK 321 – Thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán

Có TK 118 – Tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán ( 1181, 1182, 1183).

– Khi nhận được chứng từ thanh toán về kết quả thanh toán bù trừ mua chứng khoán của công ty chứng khoán do Trung tâm LKCK chuyển cho công ty chứng khoán, ghi:

Nợ các TK 121, 224

Có TK 321 – Thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán.

– Đồng thời ghi tăng chứng khoán lưu ký của công ty tại Trung tâm LKCK (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán): Theo dõi cả số lượng và giá trị. Giá trị được ghi theo mệnh giá của chứng khoán (Cổ phiếu hoặc trái phiếu) mua vào:

Nợ TK 012 – Chứng khoán lưu ký

(0121 – Chứng khoán giao dịch)

(01211 – Chứng khoán giao dịch của thành viên lưu ký).

– Khi công ty chứng khoán thực nhận tiền bán chứng khoán theo kết quả thanh toán bù trừ bán chứng khoán tự doanh của Trung tâm LKCK, ghi:

Nợ TK 118 – Tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán (1181, 1182, 1183)

Có TK 321 – Thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán.

– Khi công ty chứng khoán bị khấu trừ tiền trên tài khoản thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán tại ngân hàng chỉ định theo lệnh của Trung tâm LKCK theo qui định để trả nợ vay Quỹ hỗ trợ thanh toán bù đắp thiếu hụt thanh toán, ghi:

Nợ TK 245 – Tiền nộp Quỹ hỗ trợ thanh toán

Có TK 118 – Tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán (1181).

– Khi trả Trung tâm GDCK, Trung tâm LKCK các khoản chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hoặc giao dịch chứng khoán tự doanh hoặc chứng khoán của người uỷ thác đầu tư (Chi phí giao dịch, chi phí lưu ký chứng khoán, chi phí sử dụng hệ thống giao dịch, chi phí tư vấn,…) bằng tiền gửi tại ngân hàng chỉ định, ghi:

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động kinh doanh

Có TK 118 – Tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán (1181).

– Xác định số tiền phải thu Trung tâm GDCK, Sở GDCK, Trung tâm LKCK hoặc khách hàng do công ty chứng khoán trả số phải trả, kế toán ghi:

Nợ TK 135 – Phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán (1351, 1352, 1355)

Có các TK liên quan.

– Khi thực thu được tiền trả lại từ Trung tâm GDCK, Sở GDCK, Trung tâm LKCK hoặc từ khách hàng, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (1121)

Có TK 135 – Phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán(1351, 1352, 1355).

– Xác định số phí phải thu của nhà đầu tư khi cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động dịch vụ kinh doanh môi giới chứng khoán cho nhà đầu tư, ghi:

Nợ TK 135 – Phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán (1352)

Có TK 511 – Doanh thu

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

– Khi thực thu được tiền phí giao dịch chứng khoán từ nhà đầu tư, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (1121)

Có TK 135 – Phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán (1352).

– Xác định phí bảo lãnh, hoa hồng đại lý phát hành chứng khoán mà tổ chức phát hành hoặc bảo lãnh phát hành chứng khoán phải trả cho công ty chứng khoán khi thực hiện đại lý phát hành chứng khoán hoặc bảo lãnh phát hành chứng khoán, ghi:

Nợ TK 135 – Phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán

Có TK 511 – Doanh thu

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

– Khi nhận được tiền do tổ chức phát hành hoặc công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán trả tiền liên quan đến việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh hay đại lý phát hành chứng khoán, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 135 – Phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán (1353).

– Nếu có khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu nợ được, phải xử lý xoá sổ, căn cứ vào biên bản xử lý xoá nợ, ghi:

Nợ TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi (nếu đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (nếu chưa lập dự phòng)

Có TK 135 – Phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán.

– Đồng thời, ghi vào bên Nợ TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý (tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán) nhằm tiếp tục theo dõi trong thời hạn qui định để có thể truy thu người mắc nợ số tiền đó.

– Khi truy thu được khoản nợ khó đòi đã xử lý, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 711 – Thu nhập khác.

– Đồng thời ghi Có TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý (tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

– Đối với hoạt động môi giới chứng khoán của nhà đầu tư:

– Khi xác định phí giao dịch mua, bán chứng khoán phải thu của nhà đầu tư tính trên giá trị giao dịch mua, bán chứng khoán cho nhà đầu tư và tỷ lệ phí theo quy định hoặc theo thoả thuận, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 118, 131,…

Có TK 511 – Doanh thu

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp NSNN (3331 – nếu có).

– Đối với hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn:

. Định kỳ trực tiếp nhận lãi trái phiếu do công ty đầu tư, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 511 – Doanh thu

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp NSNN (3331 – nếu có).

. Trường hợp nhận tiền lãi trái phiếu, cổ tức trên số cổ phiếu, trái phiếu thuộc sở hữu của công ty kế toán phản ánh doanh thu tiền lãi trái phiếu, cổ tức và lợi nhuận được chia, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 511 – Doanh thu (5112)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp NSNN (3331 – nếu có).

 Trường hợp đầu tư trái phiếu nhận lãi sau, định kỳ công ty xác định số lãi được nhận của kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388)

Có TK 511 – Doanh thu (5112).

 Nhận tiền gốc và lãi khi đáo hạn trái phiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 224 – Đầu tư chứng khoán dài hạn (2242)

Có TK 138 – Phải thu khác (1388) (Số lãi của các kỳ trước)

Có TK 511 – Doanh thu (5112) (Số lãi của các kỳ này).

 Khi xác dịnh doanh thu hoạt động tự doanh chứng khoán theo kết quả thanh toán bù trừ chứng khoán của Trung tâm LKCK, ghi:

Nợ TK 321 – Thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán (Tổng tiền thu)

Có các TK 121, 224 (2241) (Giá vốn)

Có TK 511 – Doanh thu (5112) (Chênh lệch lãi).

Đối với hoạt động bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán:

Xác định phí bảo lãnh phát hành chứng khoán được hưởng tính trên trị giá chứng khoán bảo lãnh phát hành đã bán, đã thu tiền và tỷ lệ phí bảo lãnh phát hành được hưởng theo thoả thuận với tổ chức phát hành trên hợp đồng bảo lãnh phát hành chứng khoán theo phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán và hưởng phí bảo lãnh phát hành chứng khoán, khi có biên bản quyết toán với tổ chức phát hành chứng khoán, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 118, 135,…

Có TK 511 – Doanh thu (5113)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp NSNN (3331 – nếu có).

 Xác định chiết khấu chứng khoán phát hành được hưởng trên số chứng khoán phát hành đã bán, đã thu tiền theo thoả thuận với tổ chức phát hành, khi có biên bản quyết toán với tổ chức phát hành chứng khoán, ghi:

Nợ TK 135 – Phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán, hoặc

Nợ TK 327 – Phải trả tổ chức phát hành chứng khoán

Có TK 511 – Doanh thu (5113)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp NSNN (3331 – nếu có).

Xác định hoa hồng đại lý được hưởng từ đại lý phát hành chứng khoán cho tổ chức phát hành chứng khoán, hoặc cho tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán tính trên giá trị chứng khoán đã bán, đã thu tiền cho người giao đại lý phát hành chứng khoán, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 118, 135,…

Có TK 511 – Doanh thu (5113)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp NSNN (3331 – nếu có).

Xác định doanh thu tư vấn đầu tư chứng khoán cho nhà đầu tư theo hợp đồng, hoặc thoả thuận, ghi:

Nợ các TK 111,112, 118, 135,…

Có TK 511 – Doanh thu (5114)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp NSNN (3331 – nếu có).

Cuối tháng xác định doanh thu phí lưu ký chứng khoán cho nhà đầu tư hoặc người uỷ thác đầu tư có chứng khoán gửi lưu ký chứng khoán ở Trung tâm LKCK, ghi:

Nợ các TK 111,112, 118, 131,…

Có TK 511 – Doanh thu (5115)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp NSNN (3331 – nếu có).

Doanh thu cho thuê tài sản, thu sử dụng thiết bị, sử dụng thông tin là khoản thoả thuận giữa nhà đầu tư và công ty chứng khoán trong hợp đồng kinh tế hoặc văn bản thoả thuận khác thực tế phát sinh, ghi:

Nợ các TK 111,112, 118, 131,…

Có TK 511 – Doanh thu (5117)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp NSNN (3331 – nếu có).

Doanh thu lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, lãi chênh lệch tỷ giá và doanh thu khác, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 511 – Doanh thu (5118)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp NSNN (3331 – nếu có).

Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu (nếu có) vào TK 511 – Doanh thu, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu

Có TK 532 – Các khoản giảm trừ doanh thu.

 Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

Ngoài những kiến thức bổ trợ về kế toán về lĩnh vực chứng khoán, công ty tư vấn Quang Minh còn cung cấp cho quý doanh nghiệp các dịch vụ cần thiết như dịch vụ kế toán uy tín, dịch vụ khai báo thuế, đặc biệc dịch vụ tư vấn thành lập công ty cho những chủ doanh nghiệp tương lai có mong ước khởi nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin hãy liên hệ để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ của chúng tôi.

  • Currently 4.76/5
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
4.85 sao của 2497 đánh giá
Kế toán công ty chứng khoán
Kế toán công ty chứng khoán
Tài liệu kế toán Tư vấn miễn phí 0932.068.886 19/2B Thạnh Lộc 08, KP 3A,Thạnh Lộc, Quận 12, HCM
Bài viết cùng chuyên mục
Tìm hiểu thông tin về vị trí kế toán trưởng
Tìm hiểu thông tin về vị trí kế toán trưởng
Kế toán trưởng là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Vậy kế toán trưởng là gì? Quyền hạn cũng như...
Hạch toán kế toán xăng dầu
Hạch toán kế toán xăng dầu
Cách hạch toán kế toán xăng dầu như thế nào? Thắc mắc này xảy ra đối với không ít các bạn...
Bản mô tả công việc của kế toán nội bộ
Bản mô tả công việc của kế toán nội bộ
Bản mô tả công việc của kế toán nội bộ. Kế toán hẳn là một nghề không còn xa lạ gì với mọi...
Kế toán xây dựng cơ bản cần làm những gì
Kế toán xây dựng cơ bản cần làm những gì
Công việc của kế toán xây dựng cơ bản là một lĩnh vực khó trong công tác kế toán. Dịch vụ kế...
Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì ?
Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì ?
Tìm hiểu khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? các khoản chi phí quản lý doanh...
Những kinh nghiệm cơ bản nhất cho người làm kế toán tổng hợp
Những kinh nghiệm cơ bản nhất cho người làm kế toán tổng hợp
Kế toán đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Các bạn sinh viên mới ra trường sẽ làm kế toán tổng...
0932.068.886