Hướng dẫn quyết toán thuế năm 2018 và 2019
Cách quyết toán thuế năm 2019
I. Hướng dẫn kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2019
1. Nguyên tắc kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp TNDN 2019
2. Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 2019, gồm:
Các Phụ lục về ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp TNDN
II. Hướng dẫn kê khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2019
1. Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2019
2. Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2019
2.2. Đối với cá nhân quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế 2019
- Tổ chức chi trả thu nhập phải quyết toán thuế theo năm dương lịch thì thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2019, chậm nhất là ngày thứ chín mươi (90), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
- Tổ chức trả thu nhập chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đồi, giải thể hoặc phá sản theo quy định của Luật Doanh Nghiệp thì phải quyết toán thuế đối với thuế TNCN đã khấu trừ chậm nhất là ngày thứ bốn mươi lăm (45), kể từ ngày chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản.
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN nếu có số phải nộp thêm.
- Cá nhân cư trú có số thuế nộp thừa có nhu cầu đề nghị hoàn.
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo. - Cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam phải khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.
Lưu ý: Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không qua mười (10) triệu đồng, đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ tại nguồn theo tỷ lệ 10%, nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này; Cá nhân cư trú chỉ phải thực hiện quyết toán thuế TNCN đối với thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công.
4.2. Tổ chức trả thu nhập từ tiền lương, tiền công phải thực hiện khai quyết toán thuế TNCN
- Tổ chức trả thu nhập từ tiền lương, tiền công không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuể có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho cá nhân có ủy quyền.
- Tổ chức trả thu nhập chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của tố chức trước chuyến đổi (như chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty TNHH sang Công ty cổ phần hoặc ngược lại; chuyển đổi Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật) thì tổ chức trước chuyển đổi không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi doanh nghiệp và không cấp chứng từ khấu trừ thuế đối với người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới, bên tiếp nhận thực hiện khai quyết toán năm theo quy định.
- Tổ chức trả thu nhập sau khi tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi), người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới (tổ chức được hình thành sau khi khi tổ chức lại doanh nghiệp), cuối năm người lao động có ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức mới phải thu lại chứng từ khấu trừ thuế TNCN do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động để làm căn cứ tổng hợp thu nhập, số thuế đã khấu trừ và quyết toán thay cho người lao động.
- Tổ chức trả thu nhập chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì phải quyết toán thuế đối với số thuế TNCN đã khấu trừ chậm nhất là ngày thứ bốn mươi lăm (45) kể từ ngày chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản và cấp chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động để làm cơ sở cho người lao động thực hiện quyết toán thuế TNCN.
5. Đối tượng không phải thục hiện quyết toán thuế năm 2019
5.1. Cá nhân không phải thực hiện quyết toán thuế 2019
- Cá nhân cư trú có số thuế TNCN nộp thừa mà không có yêu cầu hoàn thuế.
- Cá nhân cư trú đã nộp đủ số thuế TNCN phải nộp.
- Cá nhân không cư trú tại Việt Nam nhưng có phát sinh khấu trừ hoặc tạm nộp trong năm
5.2. Tố chức không phải thực hiện quyết toán thuế 2019
- Tổ chức không phát sinh chi trả thu nhập từ tiền lương, tiền công. - Tổ chức trả thu nhập giải thể, chấm dứt hoạt động có phát sinh trả thu nhập nhưng không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì tổ chức trả thu nhập không thực hiện quyết toán thuế TNCN, chỉ cung cấp cho cơ quan thuế danh sách cá nhân đã chi trả thu nhập trong năm theo mẫu số 05/DS-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC chậm nhật là ngày thứ bốn mươi lăm (45) kể từ ngày có quyết định về việc giải thể, chấm dứt hoạt động.6. Các trường hợp ủy quyền quyết toán thuế năm 2019
6.1. Cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế qua tổ chức chi trả thu nhập năm 2019
- Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại tố chức đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế, kể cả trường hợp làm việc không đủ 12 tháng trong năm tại tổ chức, (nếu) đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá mười (10) triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ đủ thuế 10% mà không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
- Trường hợp tổ chức trả thu nhập thực hiện việc tổ chức lại doanh nghiệp như chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi và người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới được hình thành sau khi tổ chức lại doanh nghiệp, nếu trong năm người lao động không có thêm thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi nào khác thì được ủy quyền quyết toán cho tổ chức mới quyết toán thuế thay. Tổ chức mới nếu thực hiện quyết toán thuế theo ủy quyền của người lao động thì tổ chức mới có trách nhiêm quyết toán thuế đối với cả phần thu nhâp do tổ chức cũ chi trả và tổ chức mớii phải thu hồi lại chứng từ khấu trừ thuế do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có)
- Trường hợp điều chuyển người lao động giữa các tổ chức trong cùng một hệ thống như Tập đoàn, Tổng công ty, công ty mẹ/con, trụ sở chính/chi nhánh thì cũng được thực hiện nguyên tắc ủy quyền quyết toán thuế như đối với trường hợp tổ chức lại doanh nghiêp.
Lưu ý:
- Tổ chức trả thu nhập thực hiện nhận ủy quyền quyết toán thay cho cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền lương, tiền công mà cá nhân nhận được từ tố chức trả thu nhập trừ trường hợp các doanh nghiệp trong năm có chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi và trường hợp người lao động điều chuyển giữa các tổ chức trong cùng một hệ thống như Tập đoàn, Tổng công ty, công ty mẹ/con, trụ sở chính/chi nhánh.
- Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ báo hiếm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhâp này. Cá nhân ủy quyền cho tổ chức trả thu nhâp quyết toán thay theo mẫu số 02/UQ_QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC, kèm theo bản chụp hóa đơn, chứng từ chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học (Nếu có)
-Trường hợp tố chức trả thu nhập có số lượng lớn người lao động ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức trả thu nhập có thể lập danh sách cá nhân ủy quyền trong đó phản ánh đầy đủ các nội dung tại mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN, đồng thời cam kết tính chính xác, trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu, nội dung trong danh sách.
- Cá nhân sau khi đã ủy quyền quyết toán thuế, tổ chức trả thu nhập đã thực quyết toán thuế thay cho cá nhân, nếu phát hiện cá nhân thuộc trường hợp trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế thì tổ chức trả thu nhập không điều chỉnh lại quyết toán thuế TNCN của tô chức trả thu nhập, chỉ cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân theo số quyết toán và ghi vào góc dưới bên trái của chứng từ khấu trừ thuế nội dung "Công ty đã quyết toán thuế TNCN thay cho ô/ng bà….theo ủy quyền) tại dòng ...(số thứ tự) của phụ lục Bảng kê 05-l/BK-TNCN" để cá nhân trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế.
6.2. Cá nhân không được ủy quyền quyết toán thuế qua tổ chức chi trả thu nhập năm 2019
- Cá nhân thuộc các trường hợp được ủy quyền, nhưng đã được tổ chức trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì không ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức trả thu nhập (trừ truờng hợp tổ chức trả thu nhập đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế đã cấp cho cá nhân)
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị nhưng vào thời điểm quyết toán thuế không còn làm việc tại tổ chức đó.
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế hoặc khấu trừ thuế chưa đủ, bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ.
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên từ nhiều nơi.
- Cá nhân có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% (kể cả trường hợp có thu nhập vãng lai duy nhất tại một nơi). Cá nhân chưa đăng ký mã số thuế.
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bênh hiểm nghèo thì không ủy quyền quyết toán thuế mà cá nhân tự khai quyết toán thuế kèm theo hồ sơ xét giảm thuế theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 46 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính. Danh mục bệnh hiểm nghèo được thực hiện theo công văn số 6383/BTC-TCT ngày 18/5/2015 của Bộ Tài chính về việc cá nhân mắc bệnh hiểm nghèo được xét giảm thuế TNCN.
7. Một số nội dung khác trong kỳ quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 2019
- Thu nhập chịu thuế phải quyết toán năm là tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công mà cá nhân thực nhận từ ngày 01/01 đến ngày 31/ 12.
- Đối với khoản tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà, ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại đó.
- Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiện điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc
- Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.
- Các khoản phụ, trợ cấp theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bô Tài chính.
Thu nhập tính thuế bình quân tháng | = | Tổng thu nhập chịu thuế | - | Tổng các khoản giảm trừ |
12 tháng |
7.3. Các khoản giảm trừ thuế TNCN năm 2019
- Giảm trừ gia cảnh cho bản thân
+ Trường hợp trong kỳ tính thuế cá nhân cư trú chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân hoặc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được tính đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế.
+ Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kêt Hiệp định với Viêt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì việc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân được tính tương ứng với số tháng xác định nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) phải khai tại Việt Nam - Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc Việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng được tính từ tháng có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Thông tư số 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, cụ thể như sau :
+ Người phụ thuộc đã đăng ký và có đầy đủ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính thì được tính giảm trừ gia cảnh trong năm quyết toán, kể cả trường hợp người phụ thuộc chưa được cơ quan thuế cấp mã số thuế.
+ Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì việc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc được tính tương ứng với số tháng xác định nghĩa vụ thuế TNCN phải khai tại Việt Nam.
+ Trường hợp đăng ký giảm trừ người phụ thuộc sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng và tại mẫu số 20/ĐK-NPT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 95/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính đã khai "thời điểm tính giảm trừ, sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng thì khi quyết toán thuế TNCN để được tính lại theo thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng, cá nhân đăng ký lại mẫu số 20/ĐK-NPT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 95/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính và gửi kèm theo hồ sơ quyết toán thuế. Tổ chức thực hiện đăng ký giảm trừ người phụ thuộc theo mẫu số 20/TH-NPT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 95/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.
+ Trường hợp có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với người phụ thuộc khác (anh, chị, em ruột; ông, bà nội ngoại; cô, dì, ..) theo hướng dẫn tại tiết d.4 Điểm d Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính thì thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31/12 của năm quyết toán, nếu đăng ký giảm trừ gia cảnh quá thời hạn nêu trên không được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc trong trường hợp này của năm quyết toán.
+ Người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ gia cảnh một lần tại một nơi trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều cá nhân người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì cá nhân người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc cho một cá nhân người nộp thuế.
7.4. Điều kiện để xác định người khuyết tật, không có khả năng lao động
Điều kiện để xác định người khuyết tật, không có khả năng lao động là người phụ thuộc, người khuyết tật, không có khả năng lao động theo hướng dẫn tại tiết d.1.1, Điểm đ, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn).