Trường hợp nào doanh nghiệp được giảm vốn điều lệ
Có thể nói rằng việc Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định rõ vốn điều lệ là vốn thực góp đã tháo gỡ được vướng mắc cho doanh nghiệp có nhu cầu giảm vốn điều lệ. Trước đây, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã khẳng định công ty TNHH một thành viên không được giảm vốn điều lệ. Còn đối với loại hình Thành lập doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hay công ty cổ phần thì việc giảm vốn điều lệ cũng chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định. Luật Doanh nghiệp 2014 đã tạo cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp được hoạt động với đúng mức vốn điều lệ của mình cũng như để đối tác, bạn hàng xác định chính xác quy mô vốn điều lệ của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ xác định rõ các trường hợp giảm vốn điều lệ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng như điều kiện để thực hiện việc giảm vốn điều lệ công ty cổ phần.
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, công ty cổ phần được giảm vốn điều lệ trong 03 trường hợp như sau:
- Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký dịch vụ thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
- Công ty mua lại cổ phần đã phát hành quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật Doanh nghiệp;
- Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định.

1. Giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông
Căn cứ quy định nêu trên, việc giảm vốn điều lệ trong trường hợp được thực hiện nếu đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Công ty chỉ được hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty.
- Công ty đã hoạt động có giấy phép kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp.
- Sau khi đã hoàn trả cho cổ đông, công ty phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
2. Giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty mua lại cổ phần đã phát hành
Việc giảm vốn điều lệ khi công ty mua lại cổ phần đã phát hành được chia thành hai trường hợp như sau:
- Giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo yêu cầu của cổ đông
- Giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo quyết định của công ty
- Công ty mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán
- Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty. Trường hợp này, quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi chào bán cổ phần của mình bằng phương thức bảo đảm đến được công ty trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo
- Công ty chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông theo quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật này nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
- Công ty phải làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá các cổ phần được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác.
3. Giảm vốn điều lệ trong trường hợp các cổ đông không thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định
Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có hướng dẫn cụ thể về việc giảm vốn điều lệ như sau:
- Trường hợp quá thời hạn phải góp đủ vốn điều lệ như đã nêu trên mà thành viên công ty chưa góp hoặc chưa góp đủ vốn điều lệ theo cam kết thì công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 60 ngày đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, 30 ngày đối với công ty TNHH một thành viên và công ty cổ phần, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ phần vốn điều lệ theo cam kết chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn đã cam kết góp đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ đối với công ty TNHH và trong thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua đối với công ty cổ phần.
- Trường hợp quá thời hạn đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ do thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ vốn điều lệ theo cam kết, công ty thực hiện đăng ký điều chỉnh giảm vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp. Trong trường hợp này, hành vi vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.