Trường hợp doanh nghiệp được bán hàng hoàn thuế GTGT
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 92/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh.
Thông tư này đã hướng dẫn cụ thể về điều kiện, hồ sơ, thủ tục lựa chọn doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế GTGT. Theo đó, để được lựa chọn là doanh nghiệp bán hàng, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Được Thành lập doanh nghiệp và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng, kinh doanh các mặt hàng được hoàn thuế theo quy định tại Điều 11 Thông tư này tại một trong các địa điểm sau đây: Trụ sở chính của doanh nghiệp; Chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp; Địa điểm đặt đại lý bán hàng cho doanh nghiệp.
- Thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Cam kết tham gia vào Hệ thống quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài theo quy định.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế gồm:
Thủ tục chọn doanh nghiệp như sau:
- Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh bán hàng hoàn thuế tại chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính thì chi nhánh, cửa hàng gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp.
- Cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho doanh nghiệp bổ sung hồ sơ. Nếu hồ sơ không đáp ứng điều kiện quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, Thông tư số 92/2019/TT-BTC cũng nêu rõ, trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về việc hoàn thuế giá trị gia tăng, tùy hành vi và mức độ vi phạm, Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử lý theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp bị lập biên bản đến lần thứ hai về hành vi không lập hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế theo mẫu hoặc lập hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế nhưng không truyền đến Hệ thống, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính (nếu có), Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định chấm dứt việc bán hàng hoàn thuế, truyền thông tin đến Hệ thống theo phương thức điện tử, đồng thời đăng trên trang thông tin điện tử của Cục Thuế và Tổng cục Thuế.
Căn cứ các thông tin trên hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh còn giá trị và hàng hóa được mua, doanh nghiệp bán hàng lập hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế cho hàng hóa trên Hệ thống quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài hoặc phần mềm của doanh nghiệp kết nối với Hệ thống.
Cơ quan hải quan thực hiện công khai Danh sách doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế GTGT trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và Cục thuế nơi công nhận doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế GTGT ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành văn bản công nhận doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế GTGT theo quy định.
Xem thêm : Thuế VAT là gì? Chi tiết các khái niệm thuế GTGT và các quy định có liên quan