Thúc đẩy phát triển nền tảng số cho các doanh nghiệp thành lập trong nước
Ngày 11/2/2022, Bộ Thông tin và truyền thông (Bộ TT&TT) đã ban hành Quyết định số 186/QĐ-BTTTT phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số (gọi tắt là Chương trình phát triển nền tảng số quốc gia). Theo đó, Chương trình xác định rõ quan điểm:
Nền tảng số là gì?
-Hệ thống thông tin phục vụ các giao dịch điện tử trực tuyến hoạt động theo mô hình sử dụng công nghệ số để tạo môi trường mạng cho phép nhiều bên cùng tham gia giao dịch, cung cấp dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân có thể sử dụng ngay, đơn giản, linh hoạt theo yêu cầu, dễ dàng phổ biến trên diện rộng và các bên tham gia không cần tự đầu tư, quản lý, vận hành, duy trì.
-Nền tảng số là “hạ tầng mềm” của không gian số, giải quyết các bài toán cụ thể của chuyển đổi số, tạo lập và lưu trữ dữ liệu người dùng; càng có nhiều người sử dụng thì dữ liệu càng nhiều, chi phí càng rẻ, giá trị tạo ra càng lớn.
-Nền tảng số là giải pháp đột phá để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Điểm đột phá là nắm bắt cơ hội phát triển và phổ cập thật nhanh các nền tảng số quốc gia phục vụ nhu cầu riêng, đặc thù của người Việt Nam, trên cơ sở phân loại và thấu hiểu nhu cầu sử dụng của từng ngành, nghề, lĩnh vực.
-Nền tảng số quốc gia là yếu tố then chốt bảo đảm an toàn thông tin mạng và bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng. Phát triển nền tảng số quốc gia để tối đa hóa lợi ích do công nghệ mang lại đồng thời ngăn chặn và giảm thiểu các rủi ro mà công nghệ có thể gây ra cho xã hội và người dân.
Mục tiêu của Chương trình phát triển nền tảng số quốc gia
-Hình thành hệ sinh thái nền tảng số Việt Nam đáp ứng cơ bản yêu cầu chuyển đổi số chuyển đổi số, được sử dụng sâu rộng để tạo hạ tầng mềm phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số quốc gia và từng ngành, lĩnh vực, địa bàn, góp phần quan trọng để đạt được các chỉ tiêu chiến lược quốc gia phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
-Tập hợp các chủ sở hữu Thành lập doanh nghiệp Việt Nam xuất sắc, có tiềm lực, tập trung đầu tư phát triển các nền tảng số quốc gia làm nòng cốt để hình thành mạng lưới các nhà phát triển nền tảng số Việt Nam và mạng lưới hỗ trợ triển khai nền tảng số đông đảo, rộng khắp từ Trung ương đến cơ sở. Đồng thời, tạo lập được một số nền tảng số Việt Nam xuất sắc đủ sức cạnh tranh với các nền tảng số phổ biến quốc tế, chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, từ đó vươn ra thị trường khu vực và toàn cầu.
-Cũng theo Chương trình, mỗi nền tảng số quốc gia có cơ quan chủ quản, Bộ TT&TT và các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nòng cốt cùng phối hợp thúc đẩy phát triển. Trong đó, cơ quan chủ quản là 1 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc UBND một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chịu trách nhiệm chủ trì điều hành, đặt hàng hoặc đầu tư phát triển và tiên phong sử dụng nền tảng trong ngành, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách, đồng thời ban hành các cơ chế, chính sách ưu tiên sử dụng, nâng cấp, mở rộng nền tảng trên toàn quốc và hướng tới vươn ra thế giới.
-Với mỗi nền tảng số quốc gia do mình phụ trách, cơ quan chủ quản giao đơn vị chuyên trách chuyển đổi số/ CNTT hoặc 1 đơn vị chuyên môn trực thuộc có chức năng nhiệm vụ phù hợp làm đơn vị đầu mối của Cơ quan chủ quản để thúc đẩy và phối hợp với các bên liên quan trong việc phát triển nền tảng số quốc gia đó.
-Là cơ quan điều phối chung phát triển các nền tảng số quốc gia, với mỗi nền tảng, Bộ TT&TT giao 1 cơ quan, đơn vị trực thuộc có chuyên môn phù hợp làm đơn vị đầu mối của Bộ để thúc đẩy và phối hợp với các bên liên quan trong việc phát triển nền tảng số quốc gia đó. Trường hợp nền tảng số quốc gia do chính Bộ TT&TT là cơ quan chủ quản thì thống nhất 1 đơn vị đầu mối gọi là đơn vị đầu mối thúc đẩy đóng vai trò của cả đơn vị đầu mối của Cơ quan chủ quản và đơn vị đầu mối của Bộ TT&TT.
-Các dịch vụ thành lập doanh nghiệp là nòng cốt phát triển nền tảng số quốc gia là các doanh nghiệp Việt Nam có nền tảng số xuất sắc hoặc có năng lực nghiên cứu, phát triển nền tảng số quốc gia đăng ký đầu tư nghiên cứu, làm chủ công nghệ, phát triển nền tảng đạt yêu cầu, tiêu chí của nền tảng số quốc gia đó. Cơ quan chủ quản, Bộ TT&TT và các doanh nghiệp nòng cốt bảo đảm nguyên tắc phát triển các nền tảng số quốc gia thân thiện, phổ dụng, tạo hệ sinh thái chuyển đổi số nhanh và hiệu quả, phát huy được sức mạnh tổng thể, tránh việc triển khai phân tán, rời rạc, sử dụng trùng lặp nhiều giải pháp chuyển đổi số khác nhau.
-Doanh nghiệp nòng cốt phát triển nền tảng số quốc gia chủ động phát triển, phổ biến sử dụng trên toàn quốc; Xây dựng, phê duyệt và triển khai Kế hoạch chi tiết của Doanh nghiệp để phát triển nền tảng số quốc gia của mình; Bố trí nguồn lực đầu tư nghiên cứu, làm chủ công nghệ, phát triển nền tảng đạt yêu cầu, tiêu chí của nền tảng số quốc gia. Định kỳ tháng, quý, năm hoặc đột xuất khi được yêu cầu có báo cáo gửi Đơn vị đầu mối và Cơ quan điều phối chung về kết quả triển khai phát triển nền tảng số quốc gia; Chủ động đề xuất các vấn đề, khó khăn vướng mắc cần Bộ Thông tin và Truyền thông, Cơ quan chủ quản hỗ trợ, giải quyết.
Bài viết cùng chuyên mục
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu
Ngày 20/8/2018, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 3802/UBND-KT về việc triển...
Điều kiện kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số
Ngày 27/9/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử...
Tình hình doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics tại VN
Hiện nay, trên cả nước đang có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics, phần lớn các doanh nghiệp...
Thông tin về các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh lĩnh vực Cà phê
Tổng diện tích trồng cà phê Việt Nam trong năm 2017 đạt khoảng 662,2 nghìn ha, trong đó diện tích trồng cà...