Thông tin mới nhất về hiệp định RCEP mà khi thành lập doanh nghiệp cần nắm rõ
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết bởi 15 nước, bao gồm: Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Nhật Bản, New Zealand, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một hiệp định nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn sự gắn kết giữa ASEAN và Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Tổng GDP của các nước tham gia RCEP chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu, Hiệp định này cũng tạo ra thị trường chiếm gần 30% dân số thế giới. Mục tiêu của Hiệp định RCEP là thiết lập một nền tảng quan hệ đối tác kinh tế hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thương mại và đầu tư trong khu vực, đồng thời đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn cầu. Theo đó, Hiệp định sẽ mang lại cơ hội thị trường và việc làm cho doanh nghiệp và người dân trong khu vực. Hiệp định RCEP sẽ song hành và hỗ trợ một hệ thống thương mại đa phương cởi mở, bao hàm và dựa trên các quy tắc.
Các đặc điểm chính của Hiệp định RCEP
Hiệp định này bao gồm 20 Chương liên quan đến thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, di chuyển tạm thời của thể nhân, quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, mua sắm công và các quy định về thể chế…, với các đặc điểm chính:
1. Hiện đại
Hiệp định RCEP là một hiệp định không chỉ được xây dựng cho hiện tại mà còn là một hiệp định cho tương lai. Hiệp định tổng hợp phạm vi của các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) ASEAN+1 hiện có (các FTA của ASEAN với năm đối tác đối thoại) và cân nhắc về những thực tiễn thương mại mới nổi hoặc đang thay đổi, bao gồm thời đại của thương mại điện tử, tiềm năng trong việc Thành lập doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, sự phát triển sâu rộng của chuỗi giá trị khu vực và sự phức tạp của cạnh tranh thị trường. Hiệp định RCEP được xây dựng và bổ sung thêm dựa trên Hiệp định WTO, trong những lĩnh vực mà các Bên đã đồng ý cập nhật hoặc vượt ra ngoài các điều khoản của Hiệp định.
2. Toàn diện
Hiệp định RCEP là toàn diện, cả về phạm vi và chiều sâu của các cam kết. Về phạm vi, Hiệp định RCEP có 20 Chương và bao gồm nhiều lĩnh vực trước đây chưa được đề cập trong các FTA ASEAN+1. Hiệp định RCEP có các điều khoản cụ thể liên quan đến thương mại hàng hóa, bao gồm cả quy tắc xuất xứ; thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thươngmại; các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá mức độ phù hợp; và phòng vệ thương mại. Hiệp định cũng đề cập đến thương mại dịch vụ, bao gồm các điều khoản cụ thể về dịch vụ tài chính; dịch vụ viễn thông; các dịch vụ chuyên nghiệp, và sự di chuyển tạm thời của các thể nhân. Ngoài ra, Hiệp định còn có các chương về đầu tư; sở hữu trí tuệ; thương mại điện tử; cạnh tranh; doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME); hợp tác kinh tế và kỹ thuật; mua sắm công; và các lĩnh vực thể chế pháp lý, bao gồm giải quyết tranh chấp. Về tiếp cận thị trường, Hiệp định RCEP đạt được tự do hóa trong thương mại hàng hóa và dịch vụ và mở rộng phạm vi cam kết về đầu tư.
3. Chất lượng cao
Hiệp định RCEP có các điều khoản vượt ra ngoài khuôn khổ các FTA ASEAN+1 hiện có, đồng thời ghi nhận mức độ phát triển và nhu cầu kinh tế riêng lẻ và đa dạng của các Bên tham gia RCEP. Hiệp định RCEP giải quyết các vấn đề cần thiết để hỗ trợ các Bên tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực, đồng thời bổ sung các cam kết tiếp cận thị trường với những quy tắc cho phép mở cửa thương mại và đầu tư, nhằm tạo thuận lợi cho kinh doanh đồng thời với duy trì các mục tiêu chính sách công hợp pháp. Hiệp định RCEP cố gắng thúc đẩy cạnh tranh bằng cách thúc đẩy tăng năng suất bền vững, có trách nhiệm và mang tính xây dựng. Ngoài ra, Hiệp định RCEP còn có giá trị khác là tập hợp một bộ quy tắc giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và mở rộng chuỗi cung ứng khu vực giữa các Bên.
4. Đôi bên cùng có lợi
Hiệp định RCEP bao gồm các quốc gia có trình độ phát triển đa dạng. Do đó, các Bên tham gia RCEP đã công nhận rằng sự thành công của Hiệp định sẽ được quyết định bởi khả năng mang lại lợi ích lẫn nhau của các bên. Hiệp định RCEP được thiết kế để đạt được mục tiêu này theo một số cách, bao gồm thông qua các hình thức linh hoạt phù hợp và các quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt, cụ thể là đối với Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam, nếu thích hợp, và linh hoạt thêm cho các Bên kém phát triển. Ngoài ra, Hiệp định RCEP còn bao gồm hợp tác kỹ thuật và nâng cao năng lực để hỗ trợ việc thực hiện các cam kết, giúp các Bên tối đa hóa lợi ích có được từ Hiệp định này. Hiệp định RCEP cũng bao gồm các điều khoản đảm bảo rằng các nền kinh tế có trình độ phát triển khác nhau, các doanh nghiệp có quy mô khác nhau và đối tượng khác rộng hơn đều có thể hưởng lợi ích từ Hiệp định.
Cơ hội và thách thức cho Việt Nam khi thực thi RCEP
Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022 trong bối cảnh thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với những tác động chưa từng có tiền lệ của đại dịch COVID-19, bên cạnh những thách thức cạnh tranh khi hiệp định này có hiệu lực, RCEP sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể là Thành lập công ty tại đồng nai, bình dương, bình phước,... đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, mang nhiều kỳ vọng trở thành một xung lực mới cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam để có thể phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch.
RCEP là Hiệp định thương mại tự do (FTA) thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua, sau khi có hiệu lực đầy đủ với tất cả các nước tham gia ký kết, hiệp định RCEP sẽ tạo thành một thị trường với quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, và quy mô GDP lên tới khoảng 26.200 tỉ USD, tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu. Hơn nữa, RCEP bao gồm gần như toàn bộ các đối tác thương mại và đầu tư quan trọng nhất của Việt Nam: thương mại giữa Việt Nam với các đối tác RCEP chiếm hơn một nửa (55%) tổng thương mại của Việt Nam năm 2020 (trong đó xuất khẩu chiếm 41%, nhập khẩu chiếm 71%); đầu tư trực tiếp từ các nước RCEP vào Việt Nam lũy kế đến tháng 10/2021 cũng chiếm tới 62% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. Khi RCEP chính thức có hiệu lực sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia các chuỗi giá trị mới trong khu vực, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.
Được xây dựng trên nền tảng các FTA riêng lẻ đã có giữa ASEAN với từng đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand, với việc thiết lập nên các tiêu chuẩn và cơ chế thống nhất cho toàn bộ khu vực, RCEP sẽ mở thêm nhiều cơ hội kết nối thương mại và đầu tư của Việt Nam với các nền kinh tế thành viên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia sâu hơn, rộng hơn vào các chuỗi giá trị trong khu vực này, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng khu vực và phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, RCEP sẽ tiến tới loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm, sẽ thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại và quyền sở hữu trí tuệ. Phạm vi của RCEP bao gồm giảm thuế quan đối với thương mại hàng hóa, cũng như thiết lập các quy tắc chất lượng cao hơn cho thương mại dịch vụ, bao gồm các điều khoản tiếp cận thị trường cho các nhà cung cấp lĩnh vực dịch vụ từ các nước RCEP khác. Đồng thời, RCEP giảm bớt các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại giữa các quốc gia thành viên, chẳng hạn như thủ tục hải quan và kiểm dịch cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật. Hiệp định này cũng được thiết kế nhằm cắt giảm chi phí và thời gian cho các thương nhân khi cho phép họ xuất khẩu hàng hóa sang bất kỳ quốc gia ký kết thỏa thuận nào mà không cần đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của từng quốc gia.
Để có thể tận dụng được các cơ hội kỳ vọng từ RCEP, trước hết các doanh nghiệp có ý định Thành lâp công ty vốn nước ngoài cần hiểu về Hiệp định, tiến trình, các cam kết cụ thể cũng như các tác động dự kiến của các cam kết này. Thực tế, quá trình thực hiện 14 FTA đã có hiệu lực của Việt Nam cho thấy một trong những lý do mà nhiều cơ hội FTA đã bị bỏ lỡ là do các doanh nghiệp chưa biết đến hoặc chưa hiểu rõ về các cam kết FTA.
Bài viết cùng chuyên mục
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu
Ngày 20/8/2018, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 3802/UBND-KT về việc triển...
Điều kiện kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số
Ngày 27/9/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử...
Tình hình doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics tại VN
Hiện nay, trên cả nước đang có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics, phần lớn các doanh nghiệp...
Thông tin về các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh lĩnh vực Cà phê
Tổng diện tích trồng cà phê Việt Nam trong năm 2017 đạt khoảng 662,2 nghìn ha, trong đó diện tích trồng cà...