Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Nghiên cứu nhằm đánh giá lại tác động của dịch COVID-19 lên chuỗi cung ứng, từ đó khuyến nghị chính sách nhằm tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp nội địa, đặc biệt là DNNVV vào chuỗi cung ứng toàn cầu của ba ngành được chọn, cũng như soạn thảo khung khuyến nghị chính sách trong thời hạn 3 năm bao gồm: hành động ngắn hạn trong 6 tháng; hành động trung hạn trong 1 năm và hành động dài hạn trong 3 năm.
Theo Báo cáo nghiên cứu, đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn cuộc sống, sinh kế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên toàn thế giới, và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam.
Nghiên cứu được thực hiện theo bốn giai đoạn: Công tác chuẩn bị, thống nhất phương pháp tiếp cận và cách thức thực hiện; Phân tích chiến lược và đánh giá tổng quan chuỗi cung ứng 10 ngành nhằm đánh giá và lựa chọn 03 ngành ưu tiên; Phân tích chuyên sâu chuỗi cung ứng 03 ngành được ưu tiên lựa chọn và Khuyến nghị các chính sách hỗ trợ và biện pháp can thiệp cho 03 ngành đã chọn.
Sau khi lựa chọn ba ngành nghiên cứu chuyên sâu là Nông nghiệp, Chế biến thực phẩm và Ô tô và Xe điện ở giai đoạn 2, Tư vấn đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu, phỏng vấn sâu 50 đối tác gồm các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức hiệp hội, doanh nghiệp để tiến hành phân tích chuỗi cung ứng gồm 5 bước: Xác định các cấu phần trong chuỗi cung ứng; Phân tích các cấu phần đã xác định; Đánh giá hệ sinh thái kinh doanh tại Việt Nam trong chuỗi cung ứng; Xác định các vấn đề, cơ hội và thách thức trọng yếu ; Khuyến nghị các chính sách hỗ trợ và biện pháp can thiệp phù hợp.
Nếu bạn có như cầu về dịch vụ thành lập công ty thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé, bạn sẽ được tư vấn nhanh và nhiệt tình nhất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, dịch COVID-19 đã bộc lộ những điểm yếu trong chuỗi cung ứng của ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm, dẫn đến những thách thức cho doanh nghiệp trong việc ứng phó với sự gián đoạn thị trường trong bối cảnh đại dịch. Các vấn đề nổi cộm bao gồm hệ thống logistics kém phát triển; kênh phân phối chính là xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới và chợ truyền thống; khả năng áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và khả năng truy xuất nguồn gốc để đáp ứng các yêu cầu của thị trường quốc tế; năng lực về R&D để tham gia vào các hoạt động mang giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng cũng như thay thế hàng hóa nhập khẩu; và năng lực xây dựng thương hiệu.
Mặc dù COVID-19 không tác động trực tiếp đến ngành ô tô Việt Nam, nhưng đại dịch cũng đã góp phần thúc đẩy 02 xu hướng toàn cầu tác động gián tiếp đến ngành, đó là sự chuyển dịch, xu hướng mới nổi về phương tiện giao thông không phát thải và sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu của các công ty đa quốc gia trong ngành. Ngành ô tô Việt Nam còn nhiều hạn chế với các vấn đề cố hữu: thị trường nhỏ cho mỗi mẫu xe (tính kinh tế về quy mô); và sự kém cạnh tranh về chi phí lắp ráp ô tô (CKD) tại Việt Nam đến từ chi phí logistics nhập khẩu linh kiện, phụ tùng.
Tuy nhiên, đại dịch cũng đã mang lại nhiều cơ hội cho cả ba ngành. Ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm có tiềm năng lớn khi tận dụng và chế biến các sản phẩm nông nghiệp địa phương, tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp địa phương vào chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu, đồng thời thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp FDI để phát triển ngành. Bên cạnh đó, xu hướng xe điện nổi lên nhanh chóng tạo đã cơ hội cho Việt Nam củng cố vị thế của mình trong chuỗi giá trị ô tô toàn cầu thông qua việc thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia và tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp nội địa vào hệ sinh thái xe điện.
Dựa trên cơ sở phân tích, Tư vấn đã xác định các chính sách hỗ trợ và biện pháp can thiệp tiềm năng, cũng như soạn thảo khung phát triển để thực hiện các chính sách này cho các hành động ngắn hạn (6 tháng), trung hạn (1 năm) và dài hạn (3 năm) để hỗ trợ phục hồi từ dịch COVID-19 và tăng cường sự tham gia của khối tư nhân vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các biện pháp can thiệp chính được đề xuất bao gồm, đối với 02 ngành Nông nghiệp và Chế biến thực phẩm, các đề xuất kiến nghị được chia thành các giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Đối với ngành công nghiệp ô tô và xe điện, các đề xuất cho ngành ô tô tập trung vào việc chuyển đổi sang xe điện và được khuyến nghị thực hiện trong thời gian trung và dài hạn.
Tham gia ý kiến tại buổi Báo cáo về chuỗi cung ứng của một số ngành trong bối cảnh Covid-19, các chuyên gia đánh giá cao kết quả nghiên cứu và đề xuất bổ sung nhóm ngành hàng, lĩnh vực lựa chọn, đưa ra các cách nhìn khác nhau ở góc độ chính sách, năng lực cạnh tranh trong bối cảnh ngắn hạn nhằm góp phần nâng cao giá trị và thúc đẩy tăng trưởng…
Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam Caitlin Wiesen cho biết, các nghiên cứu nhằm tìm kiếm các cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao giá trị gia tăng khi đại dịch diễn ra và kinh tế bắt đầu phục hồi. Nhóm nghiên cứu chọn 10 ngành để xem xét và ba ngành để nghiên cứu kỹ hơn. Nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị chính sách cụ thể để Chính phủ xem xét khi nỗ lực tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước vào xuất khẩu và chuỗi giá trị, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ xe điện, chế biến thực phẩm và nông nghiệp. UNDP cam kết hợp tác với với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chính phủ trên phạm vi rộng.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Việt Nam đang xây dựng chương trình phục hồi nền kinh tế và có thể áp dụng vào chương trình này và mong muốn các tổ chức quốc tế đồng hành cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong nghiên cứu chương trình phục hồi nền kinh tế sau Covid-19, trên cơ sở đó có thể mở rộng ra các vấn đề khác của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Bộ đang xây dựng Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có nhiều nội dung Việt Nam sẽ thể hiện bằng cam kết sắp tới ở COP 26, qua mô hình tăng trưởng và hướng phát triển giảm khí phát thải và tăng các chỉ tiêu bảo vệ môi trường cao hơn. Do vậy, tất cả những đề xuất, kiến nghị của UNDP dành cho Chính phủ cần bám sát vào Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam.
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao về việc xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp do ảnh hưởng của Covid-19, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong muốn các nghiên cứu được thực hiện sâu hơn, lựa chọn các vấn đề cần thiết trong tình hình hiện nay để hỗ trợ Bộ trong xây dựng kế hoạch phục hồi kinh tế tốt nhất.
Bài viết cùng chuyên mục
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu
Ngày 20/8/2018, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 3802/UBND-KT về việc triển...
Điều kiện kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số
Ngày 27/9/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử...
Tình hình doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics tại VN
Hiện nay, trên cả nước đang có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics, phần lớn các doanh nghiệp...
Thông tin về các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh lĩnh vực Cà phê
Tổng diện tích trồng cà phê Việt Nam trong năm 2017 đạt khoảng 662,2 nghìn ha, trong đó diện tích trồng cà...