Thuật ngữ “Chuyển đổi số” đã không còn xa lạ trong thời gian gần đây và xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chuyển đổi số đã trở thành xu hướng tất yếu của các quốc gia nếu muốn phát triển nhanh và bền vững, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đây là một chủ trương lớn, quan trọng, định hướng mang tầm chiến lược của Đảng và Nhà nước. Hơn nữa, sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19 khiến cho yêu cầu thực hiện chuyển đổi số trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chuyển đổi số muốn thành công cần phải tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, lĩnh vực, tổ chức, trong đó có lĩnh vực về đăng ký Thành lập doanh nghiệp. Hơn nữa, trong bối cảnh các cơ quan đăng ký kinh doanh chịu áp lực ngày càng lớn về việc cắt giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính, cũng như nhu cầu ngày càng tăng về việc sử dụng và chia sẻ thông tin thì việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh là một xu hướng tất yếu trong công tác quản lý nhà nước, góp phần tạo ra sự thay đổi lớn so với trước đây.
Vai trò của Chuyển đổi số trong quản lý nhà nước
-Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho quá trình chuyển đổi số trước những lợi ích mà nó đem lại. Chính phủ các nước dần ứng dụng chuyển đổi số vào công tác xây dựng “Nhà nước số”, “Chính phủ điện tử”. Đồng thời cũng đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng những thành tựu của chuyển đổi số vào quá trình vận hành kinh doanh doanh nghiệp. Đối với hoạt động nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, các bộ máy chính quyền của nhiều quốc gia đã ngay lập tức áp dụng chuyển đổi số khi nhận thức được tầm quan trọng của nó.
-Chuyển đổi số sử dụng dữ liệu và công nghệ số nhằm thay đổi trải nghiệm người sử dụng với các dịch vụ công do Nhà nước cung cấp, thay đổi quy trình nghiệp vụ, thay đổi mô hình và phương thức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, chuyển đổi số cũng đang dần thay đổi nhận thức của những nhà lãnh đạo, những người đứng đầu các quốc gia, tổ chức, có khả năng quyết định hướng đi và sự thành công của quốc gia và tổ chức.
-Trước xu hướng đó, Chính phủ Việt Nam cũng đang từng bước áp dụng vào công tác quản lý và xây dựng chính phủ điện tử với các chính sách đang được sửa đổi nhằm tạo ra khung khổ pháp lý phù hợp với xu hướng hiện nay. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam còn khuyến khích các ngành/nghề, doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số trong tất cả lĩnh vực, như: Chuyển đổi số doanh nghiệp, chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, trong công tác truyền thông…
-Chuyển đổi số là một quá trình dài với nhiều thách thức đặt ra buộc các Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng phải thay đổi. Tuy nhiên, chuyển đổi số sẽ giúp Chính phủ ngày càng cải thiện chất lượng công việc của cán bộ công chức viên chức, cải thiện dịch vụ công, giúp giảm ách tắc và phục vụ nhu cầu của người dân hiệu quả hơn.
Kết quả triển khai công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp
-đăng ký giấy phép kinh doanh là thủ tục hành chính đầu tiên mà doanh nghiệp phải thực hiện trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Nó đánh dấu cho sự ra đời của doanh nghiệp, được pháp luật thừa nhận như một thực thể tham gia vào nền kinh tế với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ.
-Với tinh thần đi đầu trong đổi mới và lan tỏa tư duy đổi mới sáng tạo, thời gian vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã rất chú trọng công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, thay đổi cách làm việc trong cơ quan đăng ký kinh doanh và bước đầu đem lại một số kết quả đáng ghi nhận:
Một là, xây dựng Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là một hệ thống cốt lõi về doanh nghiệp trong xây dựng Chính phủ điện tử
-Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã được pháp lý hóa, là cơ sở dữ liệu đầu tiên đã cơ bản hoàn thiện và đưa vào khai thác, sử dụng từ năm 2010. Theo Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử thì Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là 01 trong 06 cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử. Nhu cầu kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nhằm mục tiêu xác minh thông tin doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính và quản lý nhà nước tại các bộ, ngành, địa phương là rất lớn. Hiện nay, Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã được kết nối với cơ quan đăng ký kinh doanh ở 63 tỉnh, thành phố.
-Hiện nay, Hệ thống Thông tin quốc gia về
Tư vấn Thành lập doanh nghiệp đã mở rộng việc kết nối, chia sẻ dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp tuân thủ Khung Kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0 với hệ thống thông tin của các Bộ, ngành, địa phương, bao gồm: Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Văn phòng Chính phủ (Cổng Dịch vụ công quốc gia) và các hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh (đã kết nối với 47 tỉnh, thành phố). Ngoài ra, Hệ thống đã thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp với các đơn vị thuộc Bộ, bao gồm: Cục Quản lý đấu thầu, Trung tâm Tin học, Cục Phát triển doanh nghiệp. Tổng số lượt trao đổi dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm là 7.836.534, tăng gần 6,2 lần so với với cùng kỳ năm 2020 là 1.257.017 lượt.
Hai là, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, duy trì Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là một địa chỉ quen thuộc đối với người dùng trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh
-Thời gian qua, mức độ quan tâm của người dân, doanh nghiệp đối với thông tin đăng ký doanh nghiệp và các dịch vụ công về đăng ký doanh nghiệp ngày càng tăng. Hiện nay, đã có gần 873 triệu lượt truy cập trên Cổng, cho thấy Cổng thông tin đã trở thành địa chỉ tin cậy và thiết yếu, giúp người dùng dễ dàng tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp và sử dụng các dịch vụ công về đăng ký doanh nghiệp (địa chỉ truy cập Cổng: https://dangkykinhdoanh.gov.vn)
-Các ứng dụng được truy cập nhiều nhất trong thời gian qua trên Cổng thông tin là ứng dụng đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử do việc đẩy mạnh công tác này tại hầu hết các địa phương trên cả nước, tiếp đó là ứng dụng dịch vụ thông tin và ứng dụng bố cáo điện tử.
-Bên cạnh đó, tất cả các thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp hiện nay đều có thể thực hiện trực tuyến thông qua các ứng dụng trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp với 18 dịch vụ công được triển khai ở mức độ 4 và 04 dịch vụ công được triển khai ở mức độ 3; đồng thời, thực hiện công khai hóa toàn bộ quy trình đăng ký doanh nghiệp cũng như tình trạng hồ sơ doanh nghiệp trên Hệ thống Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
-Tính đến tháng 11/2021, tỷ lệ đăng ký qua mạng cả nước đạt trên 80%. Bên cạnh đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp rút ngắn thời gian trung bình xử lý hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cả nước xuống chỉ còn 02 ngày.
-Đặc biệt, nhằm đảm bảo công tác đăng ký kinh doanh diễn ra bình thường trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã chủ động nâng cấp Hệ thống Thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để các cán bộ, công chức, viên chức vẫn có thể xử lý được các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại nhà, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội, tránh tiếp xúc, tập trung đông người, đồng thời đảm bảo công tác đăng ký doanh nghiệp trên toàn quốc không bị gián đoạn, ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Ba là, thực hiện liên thông điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp, góp phần minh bạch hóa môi trường đầu tư, kinh doanh
-Từ năm 2010, hệ thống của cơ quan đăng ký kinh doanh và hệ thống của cơ quan thuế đã thực hiện liên thông điện tử tự động, truyền nhận dữ liệu theo quy trình thống nhất từ cấp Trung ương đến cơ quan đăng ký kinh doanh của 63 tỉnh, thành phố. Thời gian truyền nhận thông tin trung bình không quá 01 ngày làm việc. Việc liên thông điện tử tự động giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế làm giảm thời gian đăng ký và tăng hiệu suất làm việc, phối hợp trao đổi thông tin giữa hai cơ quan. Đây là một bước tiến lớn về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, đưa thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký
công ty khai báo thuế trở thành mô hình liên thông điện tử đầu tiên được thiết lập trong khối cơ quan quản lý nhà nước ở nước ta. Tiếp đó, từ tháng 10 năm 2020, các thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội và khai trình lao động cũng đã tích hợp vào quy trình đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 122/2020/NĐ-CP. Trên cơ sở đó, công tác đăng ký kinh doanh đã được tin học hóa, hiện đại hóa theo kinh nghiệm quốc tế, giúp giảm thời gian, chi phí gia nhập thị trường, góp phần minh bạch hóa môi trường đầu tư, kinh doanh và đề cao quyền tự do kinh doanh của công dân theo đúng tinh thần của Hiến pháp.
Phương hướng chuyển đổi số trong thời gian tới
Thời gian tới, việc tăng cường chuyển đổi số trong đăng ký kinh doanh cần tiếp tục được đẩy mạnh nhằm từng bước đưa quy trình quản lý đăng ký kinh doanh của Việt Nam tiến gần hơn với chuẩn mực quốc tế, qua đó tạo môi trường kinh doanh tiên tiến, hiệu quả, minh bạch và bình đẳng cho mọi thành phần, tổ chức kinh tế khi gia nhập thị trường Việt Nam, trong đó có một số nội dung sau:
- Thứ nhất, tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách về đăng kinh doanh, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chuyển đổi số về đăng ký kinh doanh.
- Thứ hai, nâng cao năng lực quản trị số của từng cán bộ, công chức, viên chức – những nhân vật trung tâm của chính phủ số. Đây là giải pháp then chốt trong các giải pháp cần thực hiện để thực hiện Chương trình chuyển đổi số.
- Thứ ba, đẩy mạnh cải cách hành chính hơn nữa để tiết kiệm thời gian, nguồn lực cho cơ quan đăng ký kinh doanh, người dân và doanh nghiệp. Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính và nâng cấp dịch vụ công cấp độ 3,4.
- Thứ tư, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như người dân về vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số nói chung và trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh nói riêng, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay.
- Thứ năm, đề nghị các tỉnh, thành phố quan tâm, hỗ trợ những nguồn lực cần thiết cho cơ quan đăng ký kinh doanh để đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về công nghệ thông tin trong quá trình chuyển đổi số, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Xem thêm : Thành lập doanh nghiệp ngay tại nhà qua mạng điện tử nhanh chóng