Quy định quyền lợi xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp
Ngày 14/3/2022, Văn phòng Chính phủ có Công điện số 1583/CĐ-VPCP gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Giao thông vận tải và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nêu rõ, theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương phối hợp với Hiệp hội Điều Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, làm rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý, hỗ trợ theo thẩm quyền bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân, chủ doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, phù hợp với quy định của pháp luật trong nước và quốc tế, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền.
Cộng đồng Thành lập doanh nghiệp Việt hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là nông sản ra thị trường nước ngoài cần lưu ý gì?
1. Lưu ý thẩm định thông tin nhà nhập khẩu và thị trường
-Để giúp doanh nghiệp tránh bị lừa, đảm bảo an toàn và tránh rủi ro trong giao dịch, trước tiên doanh nghiệp cần thẩm định thông tin nhà nhập khẩu. Xác minh về tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, trình độ chuyên môn, uy tín.
-Có thể xác minh thông qua Phòng thương mại và Công nghiệp, ngân hàng, Hiệp hội ngành hàng, Sở giao dịch chứng khoán và các sàn giao dịch, công ty tư vấn thực hiện theo yêu cầu của khách hàng bằng những kỹ năng nghiệp vụ thông qua dữ liệu đã có và các kênh thông tin của họ.
-Đồng thời, cần tìm hiểu thị trường, kiểm tra đánh giá, xếp hạng rủi ro tín dụng, kinh doanh của các đối tác nước ngoài. Việc thực hiện thẩm tra có thể thực hiện qua các nguồn tin công khai, mua dịch vụ từ các công ty chuyên cung cấp dịch vụ thẩm tra tín dụng, qua kênh của Hiệp hội tại các nước nhập khẩu, cơ quan đại diện ngoại giao, Thương vụ và Chi nhánh Thương vụ tại nước nhập khẩu…
2. Lưu ý lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp
-Thỏa thuận lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp cũng là lưu ý quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt. Hiện nay, trong giao thương quốc tế, có nhiều phương thức thanh toán như: phương thức thanh toán chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phương thức nhờ thu kèm chứng từ (D/P), phương thức tín dụng chứng từ (L/C)… doanh nghiệp nên đề nghị đối tác sử dụng L/C không hủy ngang mở tại các ngân hàng uy tín quốc tế. Đối với thanh toán D/P, doanh nghiệp Việt Nam nên sử dụng mức cọc trên 50% và phải chọn ngân hàng uy tín.
3. Lưu ý về ở các khâu ký kết hợp đồng
Khi ký kết hợp đồng, doanh nghiệp cần lưu ý:
Thứ nhất, xác định chủ thể ký kết hợp đồng
-Chủ thể ký kết một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là một cá nhân hoặc một pháp nhân. Tuy nhiên, tư cách chủ thể của các đối tượng này sẽ không tuân theo luật điều chỉnh hợp đồng, mà tuân theo luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch. Điều này dựa trên nguyên tắc chủ quyền quốc gia. Một chủ thể mang quốc tịch một quốc gia, trước hết phải tuân thủ pháp luật nước mình về tư cách chủ thể.
-Pháp luật một quốc gia khác không thể điều chỉnh tư cách chủ thể của cá nhân hoặc pháp nhân mang quốc tịch nước khác. Vì vậy, khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cần thiết phải làm rõ tư cách chủ thể của cách bên. Nếu một bên không có tư cách chủ thể, có khả năng hợp đồng sẽ bị vô hiệu.
Thứ hai, về hình thức hợp đồng
-Việt Nam cũng đã tuyên bố bảo lưu Điều 11 của Công ước Viên 1980 nên nhất thiết các hợp đồng được ký kết phải được thực hiện dưới hình thức văn bản. Nếu có sai phạm về hình thức, Tòa án Việt Nam hoặc Trọng tài tại Việt Nam có thể tuyên hợp đồng vô hiệu. Phương án tốt nhất khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là nên soạn thảo hợp đồng bằng văn bản vì các nội dung sẽ được thể hiện rõ ràng, tiện lợi cho việc giải quyết tranh chấp sau này.
Thứ ba, về vấn đề chọn Luật áp dụng
-Ngoài việc các bên phải ghi rõ luật áp dụng, thì điều khoản Incoterms cũng thường xảy ra tranh chấp khi các bên không xác định cụ thể Incoterms năm nào hoặc ghi sai tên cảng. Thực tiễn xét xử cho thấy các trung tâm trọng tài thường chọn Incoterms năm gần nhất trong trường hợp các bên không ghi rõ. Bên cạnh đó, mỗi điều kiện Incoterms đi kèm cảng đến hay cảng đi khác nhau nên trong hợp đồng cần ghi chính xác.
Thứ tư, vấn đề ngôn ngữ trong hợp đồng
-Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký kết giữa các bên tới từ các quốc gia khác nhau với ngôn ngữ khác nhau. Mỗi ngôn ngữ có thể dẫn đến cách hiểu khác nhau hoặc hiểu sai, nên tốt nhất các bên có thể sử dụng chung một ngôn ngữ. Nếu không muốn sử dụng chung một ngôn ngữ, hai bên cần ghi nhận thêm điều khoản số lượng các bản hợp đồng và giá trị pháp lý.
Ví dụ: “Hợp đồng được lập thành 02 bản: 01 bản Tiếng Việt và 01 bản Tiếng Anh. Hai bản này có giá trị pháp lý tương đương. Khi có tranh chấp thì sử dụng bản Tiếng Anh để giải quyết”.
Thứ năm, Thỏa thuận về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
-Ngoài ra, thỏa thuận riêng về điều khoản trọng tài khi có tranh chấp xảy ra.
4. Lưu ý ở khâu vận chuyển hàng
-Doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ các quy định của INCOTERMS để áp dụng cho tùy từng loại hàng và yêu cầu của các bên. INCOTERMS viết tắt của từ International Commercial Term là một bộ các quy tắc trong thương mại quốc tế. INCOTERMS quy định đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong hoạt động thương mại quốc tế. INCOTERMS quy định các điều khoản về việc mua bán hàng hóa, trách nhiệm của các bên: giao hàng ở đâu, ai sẽ là người lo thủ tục hải quan, rủi ro và tổn thất trong quá trình vận chuyển, ai sẽ là người mua bảo hiểm hàng hóa….
-Ngoài những lưu ý trên, doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật về thương mại quốc tế cho đội ngũ nhân lực của mình để phòng ngừa rủi ro.
Bài viết cùng chuyên mục
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu
Ngày 20/8/2018, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 3802/UBND-KT về việc triển...
Điều kiện kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số
Ngày 27/9/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử...
Tình hình doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics tại VN
Hiện nay, trên cả nước đang có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics, phần lớn các doanh nghiệp...
Thông tin về các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh lĩnh vực Cà phê
Tổng diện tích trồng cà phê Việt Nam trong năm 2017 đạt khoảng 662,2 nghìn ha, trong đó diện tích trồng cà...