Pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Mỹ
Pháp luật doanh nghiệp Mỹ cũng có những quy định về điều kiện kinh doanh gắn liền với loại hình doanh nghiệp hoặc một số loại ngành nghề nhất định. Đa số các nhà nghiên cứu đều đánh giá rằng, việc bắt đầu một doanh nghiệp ở Mỹ tương đối dễ dàng vì những quy định rất đơn giản, gọn nhẹ về thủ tục đăng ký kinh doanh. Bên cạnh hệ thống đăng ký kinh doanh, nhà nước thiết lập cơ chế xin giấy phép và chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền rất rõ ràng và cụ thể để kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ở Mỹ có hai hệ thống cấp phép: Giấy phép và sự chấp thuận của Liên bang; Giấy phép và sự chấp thuận của tiểu bang. Hai hệ thống này song song tồn tại và chi phối đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đầu tiên bản thân daonh nghiệp đó phải đáp ứng được các yêu cầu để xin phép kinh doanh tại địa phương, tiểu bang – nơi mà doanh nghiệp có trụ sở. Nếu như doanh nghiệp đó kinh doanh lĩnh vực, ngành nghề có sự kiểm soát của liên bang thì doanh nghiệp chỉ được thực hiện hoạt động kinh doanh đó khi được chính quyền liên bang chấp thuận hoặc cấp giấy phép kinh doanh. Có thể kể đến một số ngành nghề cơ bản ở Mỹ mà doanh nghiệp phải xin giấy phép của Liên bang như:
- Nếu doanh nghiệp nhập hoặc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, sinh học, công nghệ sinh học hoặc có nhà máy trên khắp các bang, họ sẽ phải xin giấy phép từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
- Doanh nghiệp có các hoạt động liên quan đến tàu bay; việc vận chuyển hàng hoá, người qua đường hàng không sẽ cần phải áp dụng cho một hoặc nhiều giấy phép từ Cục Hàng không Liên bang.
- Các doanh nghiệp sản xuất, thỏa thuận và nhập khẩu vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ phải tuân thủ các yêu cầu cấp phép của Đạo Luật kiểm soát vũ khí. Đạo luật này được quản lý bởi Cục quản lý Rượu, thuốc lá, súng và chất nổ (ATF).
- Doanh nghiệp tham gia vào bất kỳ hoạt động liên quan đến động vật hoang dã, bao gồm cả việc nhập khẩu/xuất khẩu động vật hoang dã và các sản phẩm phái sinh, phải một giấy phép từ cơ quan quản lý Động vật hoang dã Hoa Kỳ.
- Doanh nghiệp sản xuất năng lượng hạt nhân cũng như các doanh nghiệp tham gia vào việc phân phối và xử lý vật liệu hạt nhân phải xin giấy phép từ Ủy ban Điều tiết hạt nhân Mỹ.
Còn nhiều ngành nghề khác mà khi thực hiện hoạt động kinh doanh doanh nghiệp phải xin phép cơ quan quản lý chuyên ngành liên bang như: khai thác thủy sản, phát thanh truyền hình, khai thác mỏ, kinh doanh vận tải hàng hải, giao thông vận tải và hậu cần… Đây là những ngành nghề mà sức ảnh hưởng từ bản chất của hoạt động kinh doanh hay quy mô của doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong phạm vi một bang mà cần phải có sự kiểm soát của liên bang để đảm bảo an toàn và an ninh cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó, mỗi một địa phương, tiểu bang lại có quy định khác nhau về việc cấp giấy phép và cho phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và chính sách của các nhà cầm quyền. Có những địa phương đòi hỏi doanh nghiệp phải có giấy phép chung, có những nơi quy định giấy phép theo ngành nghề kinh doanh, có những nơi quy định giấy phép theo loại hình doanh nghiệp.
Ví dụ: Ở Columbia: Hầu hết các cá nhân và các công ty kinh doanh tại Quận Columbia phải có giấy phép kinh doanh cơ bản của DCRA - Cơ quan quản lý chung của quận, đảm bảo phúc lợi sức khỏe, an toàn và kinh tế của người dân thông qua chương trình cấp phép, kiểm tra, tuân thủ và thực thi pháp luật. Ngoài ra, Sở Y tế (DHO) phát hành giấy phép chuyên ngành nhất định, Bộ Giao thông vận tải quận (DDOT) quy định không gian công cộng và Văn phòng Phân vùng (DCOZ) kiểm soát sử dụng đất.
Bên cạnh giấy phép kinh doanh cấp cho doanh nghiệp, Mỹ cũng tồn tại cơ chế cấp phép cho cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến năng lực, chuyên môn của cá nhân này nhằm bảo đảm lợi ích công cộng. Rất nhiều ngành nghề ở Mỹ chịu sự kiểm soát của các cơ quan quản lý. Sự kiểm soát này thể hiện ở 3 hình thức:
- Cấp phép: Đây là cơ chế bắt buộc đối với một số ngành nghề, chỉ khi có được giấy phép hành nghề này thì cá nhân mới được phép hoạt động trên thực tế (nếu không có mà vẫn thực hiện hoạt động nghề nghiệp đồng nghĩa với việc đã vi phạm pháp luật). Để có được giấy phép hành nghề này, cá nhân đó phải đáp ứng những quy định, tiêu chuẩn của các cơ quan có thẩm quyền, ví dụ như: bác sỹ, luật sư, y tá.
- Cấp giấy chứng nhận: Việc cấp giấy chứng nhận được đặt ra khi hoạt động đó không có trong giới hạn của ngành nghề được cấp giấy phép, chủ thể thực hiện có thể tự nguyện xin xác nhận là có chuyên môn liên quan đến lĩnh vực này từ các cơ quan có thẩm quyền mà nhà nước chỉ định. Ví dụ như: chứng nhận là nhà phân tích tài chính, chứng nhận bác sỹ có chuyên khoa hô hấp…
- Đăng ký: Các cơ quan có thẩm quyền sẽ lập một danh sách, cung cấp những điều kiện nhất định để được có tên trong danh sách này, sau đó các chủ thể có nhu cầu đăng ký tên và địa chỉ, trình độ với các cơ quan quản lý. Chỉ cần có khiếu nại của người tiêu dùng (khách hàng), hoặc việc thực hiện niêm yết công khai thông tin chưa đúng thì chủ thể đó có thể bị loại ra khỏi danh sách này. Điều đó đồng nghĩa với việc tiếp tục thực hiện kinh doanh sẽ là trái pháp luật.
Ngoài những điều kiện kinh doanh này, ở mỗi bang, tùy từng thời kỳ khác nhau, doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng các điều kiện khác mà cơ quan quản lý đưa ra chẳng hạn như: chứng minh vốn pháp định (bang Delaware, bang NewYork), chứng minh khoản nợ của doanh nghiệp (ở Columbia)…
Mỹ là một quốc gia cộng hòa lập hiến liên bang, gồm có 50 bang và một đặc khu liên bang. Hệ thống pháp luật của Mỹ bao gồm hệ thống pháp luật liên bang, hệ thống pháp luật bang. Do đó, khi thực hiện hoạt động kinh doanh của quốc gia này, doanh nghiệp phải tuân thủ một loạt các quy định của địa phương, tiểu bang và của liên bang.
Bài viết cùng chuyên mục
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu
Ngày 20/8/2018, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 3802/UBND-KT về việc triển...
Điều kiện kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số
Ngày 27/9/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử...
Tình hình doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics tại VN
Hiện nay, trên cả nước đang có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics, phần lớn các doanh nghiệp...
Thông tin về các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh lĩnh vực Cà phê
Tổng diện tích trồng cà phê Việt Nam trong năm 2017 đạt khoảng 662,2 nghìn ha, trong đó diện tích trồng cà...