Một số vấn đề quản lý nguồn thu trong chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp
Ngày 31/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 148/2021/NĐ-CP về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn Nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp. Cụ thể:
Nghị định này quy định việc quản lý các nguồn thu gồm:
- Thu từ cổ phần hóa và các hình thức sắp xếp, chuyển đổi sở hữu khác của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (doanh nghiệp cấp 1), cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập (nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập).
- Thu từ chuyển nhượng vốn Nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, thu chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm đối với phần vốn Nhà nước và quyền góp vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Thu chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động.
- Thu từ chuyển nhượng vốn Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ giao Tổng Công ty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thực hiện chuyển nhượng vốn để nộp về ngân sách Nhà nước.
Bên cạnh đó, Nghị định quy định các khoản chi từ ngân sách Nhà nước để xử lý, hỗ trợ kinh phí khi thực hiện chuyển đổi sở hữu Thành lập doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển nhượng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và chi đầu tư phát triển quy định tại Nghị định này.
Về nguyên tắc quản lý, sử dụng nguồn thu
- Các nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển nhượng vốn Nhà nước, chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp sau khi trừ các khoản chi phí liên quan đến chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chi phí chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn phải nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
Khoản thu từ doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập Trung ương nộp vào ngân sách Trung ương; khoản thu từ doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương nộp vào ngân sách địa phương. Cơ quan thuế thực hiện thu theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước, pháp luật về quản lý thuế và quy định tại Nghị định này.
Thực hiện cân đối các khoản thu trong dự toán ngân sách để chi đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và chi đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia, địa phương.
Các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển quy định tại Nghị định này do ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương bảo đảm đối với các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Trung ương và địa phương theo quy định phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/4/2022.
Bài viết cùng chuyên mục
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu
Ngày 20/8/2018, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 3802/UBND-KT về việc triển...
Điều kiện kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số
Ngày 27/9/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử...
Tình hình doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics tại VN
Hiện nay, trên cả nước đang có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics, phần lớn các doanh nghiệp...
Thông tin về các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh lĩnh vực Cà phê
Tổng diện tích trồng cà phê Việt Nam trong năm 2017 đạt khoảng 662,2 nghìn ha, trong đó diện tích trồng cà...