Một số lưu ý về cổ đông sáng lập trong công ty
Thế nào là cổ đông sáng lập
Khái niệm được quy định tại Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 78/2015/NĐ-CP. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp thì cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
Đồng thời, tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP có quy định, Cổ đông sáng lập quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp là cổ đông sáng lập được kê khai trong Danh sách cổ đông sáng lập và nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm đăng ký Thành lập doanh nghiệp.
Điều kiện trở thành cổ đông sáng lập
Như vậy, một cổ đông được coi là cổ đông sáng lập khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- (1) cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông,
- (2) ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập và
- (3) Danh sách cổ đông sáng lập đó được nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm đăng ký Thành lập công ty nhanh.
Bên cạnh đó, khi thành lập công ty cổ phần thì một số vấn đề sau đây về cổ đông sáng lập cũng nên cần được lưu ý:
- Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập; công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập.
- Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
- Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
Xem thêm : Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập – Quy định cụ thể