THÀNH LẬP CÔNG TY CHỈ VỚI 999K
Thành lập công ty online
0932.068.886 - 096.3839.005 Gọi chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thành lập công ty online
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Hỗ trợ doanh nghiệp trả lời một số câu hỏi trong lĩnh vực đầu tư

Câu hỏi 1:  Vui lòng cho biết có bao nhiêu loại quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư?

Theo quy định của Luật Đầu tư thì việc quyết định chủ trương đầu tư có thể được chia thành 03 loại đó là: 
  • Việc quyết định chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của Quốc hội;
  • Việc quyết định chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
  • Việc quyết định chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Câu hỏi 2:  Vui lòng cho biết các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội? 

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội quy định tại Điều 30 Luật Đầu tư. Theo đó, trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội theo pháp luật về đầu tư công, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:

1. Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:

  • Nhà máy điện hạt nhân;
  • Chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên.

2. Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên;

3. Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;

4. Dự án có yêu cầu phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Câu hỏi 3: Vui lòng cho biết hồ sơ, trình tự quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội? 

Hồ sơ, trình tư, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội quy định tại Điều 35 Luật Đầu tư, cụ thể như sau:

1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư. Hồ sơ bao gồm:

  • Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này;
  • Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
  • Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
  • Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
  • Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có).

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.

3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ dự án đầu tư và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật này và lập báo cáo thẩm định trình Chính phủ.

4. Chậm nhất 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.

5. Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư gồm:

  • Tờ trình của Chính phủ;
  • Hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều này;
  • Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
  • Tài liệu khác có liên quan.
6. Nội dung thẩm tra:
  • Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;
  • Sự cần thiết thực hiện dự án;
  • Sự phù hợp của dự án với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch sử dụng đất, tài nguyên khác;
  • Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư, phương án lựa chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường;
  • Vốn đầu tư, phương án huy động vốn;
  • Tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội;
  • Cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).

7. Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra; giải trình về những vấn đề thuộc nội dung dự án khi cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội yêu cầu.

8. Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư gồm các nội dung sau đây:

  • Nhà đầu tư thực hiện dự án;
  • Tên, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư của dự án, tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn, thời hạn thực hiện dự án;
  • Địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  • Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án; trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn;
  • Công nghệ áp dụng;
  • Cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có);
  • Thời hạn hiệu lực của Nghị quyết về chủ trương đầu tư.

Xem thêm : Quy định quyền sử đụng đất đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Câu hỏi 4:  Vui lòng cho biết các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ? 

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điều 31 Luật Đầu tư. Theo đó, trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo pháp luật về đầu tư công và các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:

1. Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
  • Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;
  • Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;
  • Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí;
  • Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino;
  • Sản xuất thuốc lá điếu;
  • Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế;
  • Xây dựng và đăng ký kinh doanh sân gôn;

2. Dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên;

3. Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, Thành lập doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ ;

4. Dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

  • Currently 4.91/5
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
4.95 sao của 2069 đánh giá
Hỗ trợ doanh nghiệp trả lời một số câu hỏi trong lĩnh vực đầu tư
Hỗ trợ doanh nghiệp trả lời một số câu hỏi trong lĩnh vực đầu tư
Đăng ký kinh doanh Tư vấn miễn phí 0932.068.886 19/2B Thạnh Lộc 08, KP 3A,Thạnh Lộc, Quận 12, HCM
Bài viết cùng chuyên mục
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu
Ngày 20/8/2018, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 3802/UBND-KT về việc triển...
Điều kiện kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số
Điều kiện kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số
Ngày 27/9/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử...
Tình hình doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics tại VN
Tình hình doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics tại VN
Hiện nay, trên cả nước đang có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics, phần lớn các doanh nghiệp...
Thông tin về các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh lĩnh vực Cà phê
Thông tin về các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh lĩnh vực Cà phê
Tổng diện tích trồng cà phê Việt Nam trong năm 2017 đạt khoảng 662,2 nghìn ha, trong đó diện tích trồng cà...
Quy định hỗ trợ cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp
Quy định hỗ trợ cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp
Cụ thể, trong những năm gần đây, cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật là một...
0932.068.886