Điều kiện xác định doanh nghiệp quốc phòng-an ninh
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp về doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp nhà nước, nhóm công ty, doanh nghiệp quốc phòng an ninh và công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.
Theo đó, ngoài các trường hợp do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh từng thời kỳ, doanh nghiệp muốn được xác định Thành lập doanh nghiệp quốc phòng, an ninh phải đảm bảo đồng thời các điều kiện sau:
- Là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.
- Có ngành, lĩnh vực và địa bàn hoạt động theo quy định tại Phụ lục 1 về Danh mục ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh của Nghị định này.
- Được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bằng nguồn lực của Nhà nước hoặc nguồn lực của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu đầu tư, thành lập doanh nghiệp.
Cũng theo Nghị định này, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 9 Luật Doanh nghiệp và các quy định sau:
- Được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an bảo đảm đủ nguồn lực, đầu tư đủ vốn điều lệ để thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được giao.
- Được sử dụng các nguồn lực được giao để hoạt động kinh doanh bổ sung ngoài thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi bảo đảm các điều kiện: được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chấp thuận bằng văn bản; hoạt động kinh doanh bổ sung có mục đích để kết hợp hỗ trợ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc để phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được giao; không làm giảm năng lực và ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được giao; thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
- Tiến hành quản lý nguồn lực được giao để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo các quy định hiện hành về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị vũ trang nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan.
- Chấp hành quyết định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về việc chuyển giao phần vốn hoặc tài sản phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong trường hợp cần thiết. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong trường hợp chuyển giao phần vốn hoặc tài sản phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp.
- Thay đổi hoặc bổ sung ngành, nghề đăng ký kinh doanh sau khi có sự chấp thuận của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
- Chấp hành các quy định pháp luật về hợp tác quốc tế và của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an khi thực hiện các hoạt động liên kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh trên cơ sở đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư định kỳ 05 năm.
Xem thêm : Kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp nhà nước
Bài viết cùng chuyên mục
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu
Ngày 20/8/2018, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 3802/UBND-KT về việc triển...
Điều kiện kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số
Ngày 27/9/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử...
Tình hình doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics tại VN
Hiện nay, trên cả nước đang có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics, phần lớn các doanh nghiệp...
Thông tin về các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh lĩnh vực Cà phê
Tổng diện tích trồng cà phê Việt Nam trong năm 2017 đạt khoảng 662,2 nghìn ha, trong đó diện tích trồng cà...