Chính sách khuyến khích thành lập công ty cho hộ kinh doanh
Theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam, hoặc do một nhóm người, hoặc một hộ gia đình làm chủ.
Theo báo cáo thống kê sơ bộ được Tổng cục Thống kê công bố, trước khi bùng phát dịch COVID-19 vào đầu năm 2020, cả nước ghi nhận có khoảng 5,37 triệu hộ kinh doanh, cao hơn khoảng 9 lần so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, khu vực hộ kinh doanh đóng góp tới 30% GDP, còn cao hơn cả khu vực doanh nghiệp nhà nước. Đây được coi là một khu vực kinh tế quan trọng, đặc biệt trong việc tạo ra nhiều cơ hội việc làm, với tổng số lao động tham gia trong khu vực này ghi nhận khoảng 9 triệu người trong năm 2019.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế-xã hội, các Chỉ thị 15, 16, 19 cùng với việc thực hiện tăng cường giãn cách xã hội tại một số địa phương đã làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, hộ kinh doanh nhỏ lẻ phải đối mặt với nguy cơ phá sản, nhiều hộ và cá nhân kinh doanh phải tạm ngừng/nghỉ kinh doanh do nằm trong vùng dịch và bị cách ly trên diện rộng.
Để tạo điều kiện cho các hộ và cá nhân kinh doanh này, ngày 29/7/2020, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 5310/BTC-TCT chỉ đạo Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế là hộ, cá nhân kinh doanh trong giai đoạn bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh đó, bắt đầu từ ngày 01/8/2021, Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chính thức có hiệu lực. Mới đây nhất là Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 và Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 08/10/2021 của Chính phủ về việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã thêm nhiều chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh.
Mặc dù là chủ thể kinh doanh khá chuyên nghiệp nhưng hộ kinh doanh không có tư cách của doanh nghiệp. Hộ kinh doanh không có con dấu, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp đang có như hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh thua lỗ. Về phạm vi hoạt động, hộ kinh doanh gặp hạn chế về ngành nghề kinh doanh so với doanh nghiệp (ví dụ, hộ kinh doanh không được phép kinh doanh bất động sản quy mô lớn, ngân hàng…).
Khả năng huy động vốn của hộ kinh doanh bị hạn chế hơn trong việc vay vốn ngân hàng, hỗ trợ vốn của các hiệp hội ngành nghề. Ngoài ra, hộ kinh doanh cũng không được phát hành thêm chứng khoán để huy động vốn phục vụ kinh doanh, đa số các chính sách hỗ trợ về vốn, công nghệ của Chính phủ đều dành cho khu vực doanh nghiệp.
Có thể thấy rằng, các chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng của nhà nước vẫn còn có sự không rõ ràng, chưa tiếp cận được với nhiều hộ kinh doanh, hỗ trợ tín dụng nhà nước mới tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, còn các lĩnh vực khác chưa có chính sách hỗ trợ tín dụng cụ thể. Để tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh phải dùng tài sản cá nhân mà chủ yếu là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà để đảm bảo cho khác khoản vay của ngân hàng, trong khi đó tỷ lệ giá trị được vay trên giá trị tài sản bảo đảm lại rất thấp.
Mặc dù rất nhiều hộ kinh doanh có doanh thu mỗi năm hàng trăm tỷ đồng, tương đương với doanh nghiệp có quy mô vừa nhưng với khu vực kinh tế hộ chưa có chính sách hỗ trợ lãi suất vì Bộ Tài chính cho rằng, hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp.
Hộ kinh doanh cũng được đăng ký kinh doanh, mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa điểm hoặc tại nhiều địa điểm trong và ngoài nước như doanh nghiệp tư nhân, nhưng do không có tư cách pháp nhân nên không được tham gia vào hoạt động xuất, nhập khẩu.
Hộ kinh doanh khi chưa được coi là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, vị thế sẽ kém hơn các doanh nghiệp. Do vậy, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các đơn vị quản lý hành chính Nhà nước để giải quyết các vấn đề trong quá trình kinh doanh.
Ở thời điểm hiện tại, việc quản lý đối tượng hộ kinh doanh vẫn chưa có một khung pháp lý cụ thể, cho dù điều này đã được đề cập trong một văn bản pháp lý có từ năm 2006, và được điều chỉnh một vài điều khoản có trong Luật Doanh nghiệp ban hành lần lượt vào các năm 1999, năm 2005, năm 2014 và mới đây nhất là năm 2020.
Do vậy, một trong những vấn đề thiết yếu giúp hộ kinh doanh có thể bình đẳng để tiếp cận với các chính sách hỗ trợ nhằm vượt khó sau COVID-19 hiện nay là cần thúc đẩy và cải tiến các điều kiện Thành lập công ty tại bình phước hoặc các địa bàn khác về lĩnh vực kinh doanh. Chính phủ cần điều chỉnh và đưa ra những chính sách khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp.
Mới đây, nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội, phối hợp cùng với Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF) tại Việt Nam và Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã đưa ra 6 khuyến nghị nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi và các chính sách hỗ trợ phù hợp cho sự phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh của hộ kinh doanh trong điều kiện bình thường mới như sau:
- Thứ nhất, nghiên cứu xây dựng và ban hành Chương trình hành động khuyến khích của hộ kinh doanh đăng ký thành lập dưới các hình thức doanh nghiệp và bảo đảm cho các của hộ kinh doanh sau chuyển đổi trở thành doanh nghiệp vẫn hoạt động hiệu quả.
- Thứ hai, đơn giản hóa về quy trình chuyển đổi từ của hộ kinh doanh sang doanh nghiệp.
- Thứ ba, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho các của hộ kinh doanh mong muốn chuyển đổi sang doanh nghiệp như cơ cấu lại hệ thống kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp; lập kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh khả thi….
- Thứ tư, Nhà nước phối hợp cùng các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước xây dựng các chương trình đào tạo cho các của hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp về khởi sự kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, đào tạo nghề cho người lao động….
- Thứ năm, tích cực phổ biến, tuyên truyền về những lợi thế, những cơ hội phát triển sản xuất - kinh doanh, những quyền lợi mà các doanh nghiệp được hưởng để khuyến khích của hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp.
- Thứ sáu, thể chế hóa các cơ chế, chính sách khuyến khích của hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp hoặc chưa chuyển đổi nhưng có hoạt động minh bạch hơn.
Theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi Thành lập doanh nghiệp sẽ được Sở Kế hoạch và Đầu tư tư vấn, hướng dẫn miễn phí về trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện; miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại cơ quan đăng ký kinh doanh; miễn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu; được tư vấn, hướng dẫn miễn phí về thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền sử dụng đất có thời hạn.
Bài viết cùng chuyên mục
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu
Ngày 20/8/2018, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 3802/UBND-KT về việc triển...
Điều kiện kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số
Ngày 27/9/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử...
Tình hình doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics tại VN
Hiện nay, trên cả nước đang có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics, phần lớn các doanh nghiệp...
Thông tin về các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh lĩnh vực Cà phê
Tổng diện tích trồng cà phê Việt Nam trong năm 2017 đạt khoảng 662,2 nghìn ha, trong đó diện tích trồng cà...